liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

CNVT/16-20

2021-48-1415/KQNC

Nghiên cứu đánh giá và dự báo tiềm năng năng lượng mặt trời phục vụ phát triển năng lượng sạch cho Việt Nam sử dụng kết hợp công nghệ viễn thám và mô hình số trị

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

ThS. Nguyễn Tiến Công

TS. Phạm Thị Thanh Ngà; PGS.TS. Vũ Thanh Hằng; ThS. Ngô Đức Anh; Nguyễn Thị Phương Hảo; Phạm Thanh Hà; ThS. Phan Thị Thùy Dương; ThS. Đoàn Thị The; TS. Thái Thị Thanh Minh; CN. Nguyễn Ngọc Bình; TS. Nguyễn Hồng Quảng; ThS. Lê Thị Thu Hằng; ThS. Đinh Văn Đương; Trần Xuân Hiền; Nguyễn Quốc Hội; Phạm Ngọc Sơn; Nguyễn Thị Hoàng Giang; Phạm Việt Hòa; Đỗ Trung Trực; ThS. Nguyễn Trung Thành; ThS. Nguyễn Công Quân; ThS. Nguyễn Thu Hằng

Kỹ thuật cơ khí và chế tạo thiết bị năng lượng

05/2018

04/2021

01/07/2021

2021-48-1415/KQNC

07/09/2021

- Nghiên cứu tích hợp các mô hình tính toán năng lượng bức xạ mặt trời sử dụng dữ liệu vệ tinh địa tĩnh với mô hình khí hậu để đánh giá tiềm năng bức xạ mặt trời cho toàn lãnh thổ Việt Nam; - Ứng dụng kết quả của mô hình tích hợp và dữ liệu vệ tinh cực để đánh giá phân vùng năng lượng bức xạ mặt trời cho toàn lãnh thổ Việt Nam, thử nghiệm tại tỉnh Đắk Nông;
19676
Về hiệu quả kinh tế - Kết quả của nghiên cứu không hẳn là sản phẩm trực tiếp để kinh doanh, mà là thông tin đầu vào đối với ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Đầu vào chính xác thì khả năng đầu tư sẽ hiệu quả, vì vậy kết quả của đề tài đã được các công ty điện hàng đầu ở Việt Nam tiếp nhận. Về hiệu quả xã hội - Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển kinh tế bền vững - Đây là nghiên cứu cơ bản, nên kết quả của đề tài tập trung giải quyết các vấn đề về mặt cơ sở khoa học và mô hình hóa, tuy nhiên với định hướng ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nên các kết quả tính toán có kiểm chứng hoàn toàn có khả năng cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý Trung ương và Địa phương (thử nghiệm như Tỉnh Đắk Nông) về tiềm năng bức xạ mặt trời, phục vụ cho việc quy hoạch và phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời. Về giải pháp khoa học - công nghệ - Sử dụng được công nghệ vũ trụ, cụ thể là vệ tinh địa tĩnh quan sát trái đất để ước tính năng lượng bức xạ mặt trời tại bề mặt, các ước tính có độ tin cậy cao để bù đắp các thiếu hụt của đo đạc mặt đất; - Kết hợp sử dụng vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh cực trong khai thác các thông số về khí quyển và bề mặt để đánh giá nguồn tài nguyên bức xạ mặt trời; - Kết hợp sử dụng sản phẩm của mô hình khí hậu trong việc đánh giá năng lượng mặt trời so với ước tính từ vệ tinh, đánh giá về biến động của bức xạ mặt trời theo các kịch bản biến đổi khí hậu; Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông

Năng lượng mặt trời; Năng lượng sạch; Tiềm năng; Công nghệ viễn thám; Mô hình số trị; Dự báo

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Phát triển công nghệ mới, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

02 Thạc sĩ