Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC08/16-20

2020-02-931/KQNC

Nghiên cứu đánh giá xu thế diễn biến tác động của hạn hán xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó

Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về động lực sông biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Hồ Việt Cường

ThS.Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn, PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quỳnh, PGS. TS. Nguyễn Thanh Hùng, PGS. TS. Phạm Đình, ThS. Đào Văn Khương, TS. Lê Xuân Quang, GS. TS. Phạm Thị Hương Lan, PGS. TS. Trần Ngọc Anh, TS. Đào Đình Châm, PGS. TS. Nguyễn Mai Đăng, TS. Trịnh Quang Toàn, ThS. Trần Văn Bách, ThS. Phạm Thị Lan Hương, KS. Nguyễn Quang Chiến

Kỹ thuật thuỷ lợi

11/2016

04/2020

15/07/2020

2020-02-931/KQNC

17/09/2020

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Kết quả nghiên cứu của đề tài không phải là hàng hóa mang tính chất thương mại, nhưng giá trị của sản phẩm có hiệu quả rất lớn góp phần đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động dân sinh, sản xuất và phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng-Thái Bình một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Bộ, Ngành, Địa phương giúp cho hoạch định các chính sách, chiến lược tổng thể về quản lý tài nguyên đất nước, lập quy hoạch chuyên ngành, cơ cấu sản xuất mùa vụ,... phù hợp với các khu vực thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn. Sản phẩm về bộ công cụ quản lý giám sát hạn hán và xâm nhập mặn sẽ giúp hỗ trợ ra quyết định để ứng phó với tình hình diễn biến thiên tai về hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Hồng – Thái Bình hiện nay và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai. - Các giải pháp khoa học công nghệ của đề tài có thể áp dụng để phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt,... cho các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng – Thái Bình. Giúp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn nước, đảm bảo các hoạt động sản xuất, tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại của hạn hán, xâm nhập mặn. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong khu vực với các thị trường bên ngoài. - Góp phần nâng cao hiểu biết về hạn hán và xâm nhập mặn, hoàn thiện các phương pháp tính toán thủy văn thủy lực, tính toán xâm nhập mặn, tính toán cân bằng nước,... ứng dụng và phát triển các công cụ, phần mềm mô hình toán hiện đại trong nghiên cứu. Đề xuất các giải pháp, công nghệ mới trong thiết kế, xây dựng công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, từ đó có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho các khu vực khác ở nước ta.
17831
- Đề tài đã xây dựng các quan hệ tương quan giữa các mức độ hạn (4 cấp độ hạn: bình thường, hạn khô, hạn vừa và hạn rất nặng) ở vùng hạ du sông Hồng – Thái Bình với các yếu tố tác động đến hạn hán gồm lưu lượng dòng chảy, tổng lượng mưa mùa kiệt, tổng lượng bốc hơi mùa kiệt, nhiệt độ trung bình mùa kiệt. Đề tài cũng đã đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến xâm nhập mặn từ đó phân cấp mức độ tác động của các yếu tố đến xâm nhập mặn hạ du sông Hồng – Thái Bình theo mức độ từ cao đến thấp gồm: (1) Lượng nước xả từ hồ chứa thượng nguồn, (2) Thuỷ triều, (3) Lấy nước phục vụ sản xuất, (4) Dòng chảy đến từ thượng nguồn, (5) Tỷ lệ phân lưu sông Hồng – sông Đuống, (6) Hạ thấp lòng dẫn sông Hồng – Đuống. - Dự báo xu thế diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn đồng bằng sông Hồng – Thái Bình theo các kịch bản phát thải thấp RCP4.5 và kịch bản phát thải cao RCP8.5. Với các thời kỳ đầu thế kỷ từ 2016-2035, giữa thế kỷ từ 2046-2065 và cuối thế kỷ 2080-2099. - Đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn dựa trên đặc điểm tình hình nguồn nước, công trình khai thác sử dụng nguồn nước và nhu cầu sử dụng ngước vùng hạ du. Đề tài đã xác định được các điểm kiểm soát và giám sát hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng hạ du sông Hồng – Thái Bình chia làm 4 loại gồm điểm kiểm soát cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các điểm giám sát mặn. Căn cứ vào yêu cầu về dòng chảy tối thiểu tại các điểm kiểm soát từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, có tính khả thi để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng hạ du. - Đề tài đã đề xuất xây dựng 1 công trình dâng nước và 5 công trình ngăn mặn trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình giúp kiểm soát triều, ngăn mặn, giữ ngọt. Các giải pháp đề xuất đã có hiệu quả rõ rệt trong ngăn mặn, dâng nước, giảm lượng nước xả của các hồ chứa thượng nguồn. + Về ngăn mặn chiều dài xâm nhập mặn 1‰ trên các tuyến sông giảm từ 11-23km (giảm lớn nhất là sông Thái Bình và nhỏ nhất là sông Đáy). Tổng diện tích giảm thiểu xâm nhập mặn sau khi xây dựng cụm công trình là 43.972 ha. + Về hiệu quả dâng nước: Xây dựng công trình dâng nước giúp cho mực nước tại Xuân Quan đạt đến 2,8m với cùng lưu lượng tại Sơn Tây, mực nước tại Hưng Yên đạt 1,4m. + Hiệu quả giảm lượng nước xả của hồ chứa thượng nguồn: Khi xây dựng công trình dâng nước lưu lượng tại Sơn Tây chỉ cần duy trì ở mức 1850m3/s (giảm 25% so với hiện tại) vẫn đảm bảo mực nước tại các điểm kiểm soát. Với tổng lượng nước xả của các hồ chứa trong vụ Đông xuân khoảng 4,0 tỷ m3, nếu tiết kiệm được 25% trong mỗi vụ sẽ tương đương khoảng 1,0 tỷ m3 sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn về phát điện và cấp nước vùng hạ du.

Hạn hán; Xâm nhập mặn; Thủy văn; Dòng chảy; Tác động; Kinh tế; Ứng phó; Biến đổi khí hậu; Nước biển dâng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 3110: Phương pháp chống hạn, giảm thiểu xâm nhập mặn và trữ nước ngọt cho vùng hạ du đồng bằng sông Hồng-Thái Bình (Quyết định cấp Bằng, số 1055/QĐ-SHTT ngày 15/02/2023).

Đào tạo 05 Thạc sĩ và cung cấp các tài liệu, số liệu, kết quả của đề tài để hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ.