- Khảo sát bệnh tồn lưu tối thiểu trong bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B ở trẻ em
- Ứng dụng công nghệ nano sản xuất chế phẩm sinh học dạng dịch thể từ vi sinh vật và thảo mộc phòng trừ tuyến trùng và bệnh rễ cây hồ tiêu ở Tây Nguyên
- Nghiên cứu đánh giá biến động cực trị các yếu tố khí tượng thủy văn biển tác động của chúng tới môi trường phát triển kinh tế xã hội và đề xuất giải pháp phòng tránh cho các đảo đông dân cư thuộc vùng biển Miền Trung (chủ yếu là đảo Lý Sơn đảo Phú Quý)
- Khởi nghiệp trong sinh viên các trường đại học thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Real-time PCR đa mồi trong phát hiện các căn nguyên gây tiêu trẻ gấp ở trẻ em Hà Nội
- Năng lực nghiên cứu trong ngành kinh tế và quản lý so với tổng thể lĩnh vực khoa học xã hội: Phân tích và ý nghĩa đối với cộng đồng và những nhà hoạch định chính sách từ dữ liệu Scopus trong giai đoạn 2008-2018
- Hoàn thiện dây chuyền thiết bị và sản xuất sản phẩm nanocurcumin từ củ nghệ vàng tại tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu hiện trạng nguyên nhân suy thoái rừng ngập mặn và xây dựng mô hình khôi phục rừng ngập mặn bền vững tại Vườn quốc gia Xuân thủy tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng trong điều trị một số bệnh máu và cơ quan tạo máu
- Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng hợp quản trị tài nguyên đất nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực phát triển nông sản hàng hóa cây công nghiệp vùng Tây Nguyên
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN-61/15
2019-02-761/KQNC
Nghiên cứu đề xuất các mô hình giải pháp công nghệ khai thác và bảo vệ phát triển bền vững nguồn nước karst phục vụ cấp nước sinh hoạt tại các vùng núi cao khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Đỗ Ngọc Ánh
ThS. Nguyễn Văn Trãi, PGS. TS. Nguyễn Văn Lâm, ThS. Đào Đức Bằng, ThS. Bùi Mạnh Bằng, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, KS. Nguyễn Tuấn Anh, KS. Trần Trịnh Nghiêm, ThS. Đỗ Xuân Ninh, ThS. Đỗ Anh Đức
Kỹ thuật thuỷ lợi
01/12/2015
01/12/2018
14/05/2019
2019-02-761/KQNC
11/07/2019
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã ứng dụng giải pháp thu gom, khai thác nguồn nước karst mạch lộ bằng hào thu nước có sử dụng băng thu nước Waterbell để thu, gom các mạch nước trong đất, đá ở vùng núi cao, khan hiếm nước (mô hình khai thác nguồn nước karst mạch lộ) để cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó đề tài dùng tấm Pin năng lượng mặt trời để chạy máy bơm hút nước từ lỗ khoan giúp tiết kiệm kinh phí, giúp người dân giảm kinh phí khi dùng nước. Đặc biệt giải pháp này rất tốt cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà nguồn điện lưới chưa có (mô hình khai thác nguồn nước karst ngầm).
Để các mô hình công nghệ bền vững đề tài đã đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn nước karst ngầm.
Đề tài không áp dụng chuyển giao công nghệ.
1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
Tạo nguồn nước sạch, nước đảm bảo vệ sinh phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho người dân. Giúp cho nhân dân địa phương giải quyết một phần khó khăn về nước ăn uống, sinh hoạt.
2/ Ý nghĩa khoa học của đề tài
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ trong nước kết quả đề tài sẽ đưa trình độ của các cán bộ Việt Nam lên ngang tầm các nước trong khu vực.
- Hệ phương pháp công nghệ hiện đại trong công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước ngầm vùng karst.
- Bộ cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước ngầm karst khu vực Bắc Bộ - Việt Nam.
- Các mô hình phân tích, tính toán trữ lượng nước ngầm karst.
- Các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngầm vùng karst.
- Mô hình thí điểm khai thác sử dụng nguồn nước karst phục vụ sinh hoạt.
b. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Sẽ giúp cho địa phương giải quyết một phần khó khăn về cấp nước
- Sẽ tăng hiệu quả sử dụng công trình khai thác nước tại các vùng Karst khi áp dụng tổ hợp các phương pháp đề tài đã thực hiện đối với các cơ sở áp dụng kết quả của đề tài.
- Đối với cơ sở thực hiện Đề tài nâng cao năng lực chuyên môn và tổ chức NCKH học cho các cán bộ tham gia đề tài và góp phần đào tạo cán bộ khoa học (thạc sĩ, tiến sĩ).
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Như đã trình bày, nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm trong thành tạo karst khá phong phú. Hiện nay, nhiều thành phố lớn và nhiều khu tập trung dân cư của nước ta đã, đang và sẽ khai thác nước ngầm trong các thành tạo karst này. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng karst còn nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy để kết quả nghiên cứu của Đề tài giúp đưa ra hệ phương pháp tìm kiếm, khai thác, sử dụng nước ngầm trong các thành tạo karst, mô hình và công khai thác và bảo vệ có hiệu quả hơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những vùng khan hiếm nước ở miền núi.
- Giúp chính quyền địa phương biết được tiềm năng nguồn nước karst của địa phương, từ đó địa phương có kế hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước karst.
- Nhân rộng các mô hình, giải pháp của đề tài ra các tỉnh khác trên toàn quốc.
Nguồn nước karst; Công nghệ khai thác; Phát triển bền vững; Nước sinh hoạt
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 thạc sỹ và 01 tiến sỹ.