- Nghiên cứu sự tương đồng khác biệt trong âm nhạc dân gian tộc người Thái Lào ở Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào
- Nghiên cứu phân tích hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới/sáng tạo Việt Nam trong xu thế hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế
- Hỗ trợ thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
- Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán virus gây bệnh lùn sọc đen ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử
- Nghiên cứu chọn tạo giống lạc kháng bệnh đốm muộn bằng chỉ thị phân tử
- Cơ chế dẫn điện và thay đổi điện trở của màng mỏng cấu trúc nano SrTiO3 pha tạp Cr và màng mỏng ZnO TiO2 ứng dụng trong bộ nhớ linh kiện điện tử
- Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học đốt nồi hơi trên cơ sở Triglyxerit biến tính để pha trộn với nhiên liệu lỏng công nghiệp quy mô 100 tấn/năm
- Nghiên cứu xử lý một số hợp chất hữu cơ độc hại khó phân hủy (POPs) trên cơ sở sử dụng xúc tác dị thể dạng màng
- Khai thác và phát triển nguồn gen quýt Tràng Định - Lạng Sơn và bưởi Luận Văn - Thanh Hóa
- Cấu trúc các tính chất điện tử và truyền dẫn của vật liệu hai chiều và các vật liệu xếp lớp van der Waals giữa chúng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.06.10/11-15
2016-53-1253
Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của Việt Nam để tích cực chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
Quốc gia
Nghiên cứu và phát triển hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ
TS. Trịnh Ngọc Thạch
PGS.TS. Đào Thanh Trường, GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, ThS. Hoàng Văn Tuyên, PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh, PGS.TS. Trần Văn Hải, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải
Xã hội học khác
01/2014
12/2015
19/05/2016
2016-53-1253
Phân tích các khái niệm liên quan đến nhân lực KH&CN đặc biệt là chính sách nhân lực KH&CN. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực KH&CN để chủ động tham gia các tổ chức quốc tế trong đó nhấn mạnh đến mối quan tâm của các cá nhân, tổ chức KH&CN đối với các tổ chức quốc tế, thống kê số lượng và cấu trúc nhân lực KH&CN tham gia vào các tổ chức quốc tế, phương thức tiếp cận các tổ chức quốc tế cũng như chính sách phát triển nhân lực tham gia các tổ chức quốc tế của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Hàn Quốc. Nghiên cứu vai trò của các tổ chức quốc tế và tầm quan trọng của việc tham gia các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên về công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới-Công nghệ Nano, công nghệ chế tạo và tự động hóa, công nghệ môi trường, khoa học trái đất và biển. Trong đó chú trọng đến chính sách nhân lực của các tổ chức quốc tế liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và đào tạo nhân lực KH&CN. Đánh giá hiện trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN: tiềm năng nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam còn yếu và thiếu, số lượng và cơ cấu nhân lực KH&CN tham gia các tổ chức quốc tế còn ít, trình độ đầu vào còn kém so với tiêu chuẩn tuyển dụng của các tổ chức quốc tế; Chưa có chiến lược lâu dài và kế hoạch cụ thể cho việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN, nhiều chính sách và quyết định thực thi chưa nhất quán và mang tính chung chung; Chưa có quy hoạch phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực KH&CN để tham gia các tổ chức quốc tế; Sự cạnh tranh về cung cấp các dịch vụ, về nguồn nhân lực KH&CN trong nước và nước ngoài ngày càng gia tăng tạo sức ép trong việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực KH&CN. Rà soát và phân tích chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên. Đề xuất một số định hướng chính sách để phát triển nhân lực KH&CN để tích cực chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên: thành lập trung tâm xúc tiến đưa người vào các tổ chức quốc tế về KH&CN, thành lập ngân hàng dữ liệu về các tổ chức quốc tế và nguồn nhân lực KH&CN tham gia vào các tổ chức quốc tế, thành lập ngân hàng dữ liệu về các đối thủ cạnh tranh.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài góp phần giúp các cơ quan hoạch định chính sách phân tích được chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN để Việt Nam có những kế hoạch chuẩn bị tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Nguồn nhân lực;Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ;Lĩnh vực ưu tiên;Chính sách;; Việt Nam
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Cơ sở để hình thành Đề án KH,
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
03 Tiến sỹ, 03 Thạc sỹ