Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-01/20

2023-02-0057/NS-KQNC

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên

Trường Đại học Lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

PGS. TS. Trần Quang Bảo

TS. Lã Nguyên Khang, TS. Lê Sỹ Doanh, ThS. Phạm Văn Duẩn, TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, TS. Phạm Thị Huế, ThS. Nguyễn Văn Tiến, ThS. Nguyễn Văn Tốn, TS. Lê Đình Hải, TS. Nguyễn Bá Long, TS. Hoàng Xuân Phương, TS. Lê Ngọc Hoàn, PGS.TS. Đỗ Anh Tuân, GS.TS. Bảo Huy

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

03/2020

08/2022

25/11/2022

2023-02-0057/NS-KQNC

13/01/2023

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

- Đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp đã được điều tra, đánh giá theo từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất). Việc xác định rõ hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp theo từng loại rừng đã cung cấp thông tin chính xác về vị trí, quy mô diện tích, cơ cấu cây trồng nông nghiệp chính và chủ quản lý, sử dụng đất (có bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ kèm theo). Bên cạnh đó, còn đánh giá được thực trạng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các mô hình, kết quả này đóng góp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên. - Phân tích được ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp của người dân ở Tây Nguyên. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu đến sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đã được nghiên cứu cho từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất), kết quả này góp phần xác định giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên. - Đã xác định được các quản điểm và hệ thống các giải pháp bao gồm: Giải pháp về quy hoạch phát triển SXNN trên đất lâm nghiệp; Giải pháp về đất đai và sử dụng đất lâm nghiệp bền vững; Giải pháp ổn định dân cư; Giải pháp về sinh kế gắn với BV&PTR cho cộng đồng dân cư sản SXNN trên đất lâm nghiệp; Giải pháp về phát triển SXNN gắn với BV&PTR bền vũng; Giải pháp về hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm từ SXNN trên đất lâm nghiệp. Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách trước mắt và lâu dài nhằm phát triển SXNN và ổn định đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp. - Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng, tham mưu Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Vấn đề sản xuất nông trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên (Báo cáo số 254-BC/BKTTW ngày 22/9/2020). Văn Phòng Trung ương Đảng đã có Văn bản số 13381-CV/VPTW về việc thông báo ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư về vấn đề sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 9404/VPCP-NN gửi các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên về xử lý vấn đề sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Công an, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý, đề xuất kiến nghị của Ban Kinh tế Trung ương đối với Chính phủ (Văn bản số 254-BC-BKTTW ngày 22/9/2020). Trên cơ sở Văn bản chi đạo của Trung ương, của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ ngành có liên quan rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp; bố trí, ổn định dân di cư tư do; và đề xuất xây dựng chương trình, đề án có liên quan đến xử lý vấn đề sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên xây dựng và thực hiện các đề án quản lý diện tích đất lâm nghiệp bị xâm lấn, phương án quản lý rừng bền vững. - Những kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng đã được sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá, xây dựng định hướng giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp, phục vụ tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trình BCHTW khóa XIII ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Trong thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài đã được ứng dụng tại 03 đơn vị chủ rừng là Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông; Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thông qua xây dựng và chuyển giao 03 mô hình quản lý sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp.
21707
- Hiệu quả kinh tế: + Những quan điểm, định hướng, giải pháp và chính sách được đề xuất từ kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ tạo ra động lực mới khuyến khích các đối tượng khác nhau tham gia quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý sử dụng rừng một cách bền vững và hiệu quả. Đồng thời tạo ra cơ chế để các các bên liên quan đến sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp tích cực quản lý và sử dụng một cách bền vững và hiệu quả. + Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng,… có cơ sở pháp lý phù hợp để ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả quản lý tổng hợp đất nông lâm nghiệp, phát triển bền vững rừng và nâng cao đời sống kinh tế của người dân ở các địa phương ở vùng Tây Nguyên. - Hiệu quả xã hội: Việc xác định được những giải pháp chính sách nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống người dân trên đất lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên của đề tài có ý nghĩa quan trọng cho cách tiếp cận quản lý sử dụng đất, rừng theo hướng đồng quản lý, trong đó đặc biệt chú ý huy động sự tham gia của người dân, cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự trong quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ và phát triển rừng với giải quyết các vấn đề và sinh kế, ổn định đời sống của người dân trên đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên. - Hiệu quả môi trường: Các giải pháp của đề tài này hướng đến quản lý rừng, đất lâm nghiệp một cách bền vững, đồng thời huy động được người dân, đặc biệt là người dân hiện đang sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp tham gia thực hiện bảo vệ rừng và phục hồi rừng trên diện tích đang sản xuất nông nghiệp từ đó góp phần nâng cao độ che phủ rừng, tăng cường khả năng hấp thụ các bon của rừng và giảm tác động của biến đổi khí hậu. - Ý nghĩa khoa học: + Những đề xuất về quan điểm, định hướng giải pháp và chính sách trong đề tài này và cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn kèm theo góp phần lấp các khoảng trống nổi cộm nhất về khoa học quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp, quản lý sử dụng rừng hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, rừng thông qua hiệu quả của các mô hình sử dụng đất, đồng thời có tác động mạnh mẽ đổi mới công tác quản lý khoa học và công nghệ có liên quan đến quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, rừng bền vững, hiệu quả đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. + Các phương pháp nghiên cứu, tiêu chí, tiêu chuẩn và các kết luận của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu về chính sách quản lý sử dụng đất nông lâm nghiệp, chính sách quản lý rừng, chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên trong nước và trên thế giới.

Nông nghiệp; Sản xuất; Đất lâm nghiệp; Đời sống người dân; Biện pháp

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

- Tiến sĩ (tham gia đào tạo): 01 nghiên cứu sinh - Thạc sĩ: Đào tạo 02 thạc sỹ