
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng mô hình công nghệ khả thi quy mô pilot để xử lý bùn thải công nghiệp giàu kim loại nặng theo hướng tận thu tài nguyên tiết kiệm năng lượng
- Bảo đảm quyền văn hóa trong điều kiện phát huy đa dạng văn hóa ở Việt Nam hiện nay
- Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống trồng thâm canh và chế biến chè xanh thơm chè Kim Ngân cho giống chè VN15 PH10 PH12
- Nghiên cứu đánh giá nhân giống và kỹ thuật trồng Gừng đá Bắc Kạn
- Bảo tồn lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản khu vực Nam Bộ
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình kết hợp cần trục cẩu trục cổng trục
- Nghiên cứu công nghệ tổng hợp hệ xúc tác trên cơ sở chất lỏng ion (ionic liquid) cho sản xuất diesel sinh học gốc từ các nguồn nguyên liệu có trị số axit cao
- Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát triển đàn trâu ở Quảng Nam
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo chi tiết theo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão mưa lớn lũ lụt nắng nóng hạn hán đến cấp xã (vùng) huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
122/10/2023/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu điều chế các dạng chế phẩm từ cây Đinh Lăng (Polycias Fruticosa (L) Harms) trồng tại Đắk Lắk
Trường Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉnh/ Thành phố
ThS. LÊ TRUNG KHOẢNG
ThS. Cù Lê Nguyên (Thư ký); TS. Lê Minh Quân; ThS. Trần Nguyễn Tuấn Anh; TS. Nguyễn Thị Hải Yến; ThS. Hoàng Thị Thu Huyền; ThS. Nguyễn Thị Trang; ThS. Huỳnh Văn Chung; ThS. Huỳnh Thị Như Quỳnh; DS. Hà Hoàng Anh Vĩnh; ThS. Hoàng Thúy Bình
Khoa học y, dược
01/01/2020
01/11/2022
30/12/2022
122/10/2023/ĐK-KQKHCN
11/04/2023
Nhiệm vụ khoa học công nghê đã xây dựng được một số tiêu chuẩn, thử nghiệm về độc tính và hoạt tính sinh học và một số quy trình sản xuất như sau: Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu đầu vào, quy trình thu hái, xử lý dược liệu đầu vào, quy trình chiết xuất cao định chuẩn, tiêu chuẩn cao bán thành phẩm, báo cáo thử nghiệm độc tính và hoạt tính sinh học của cao định chuẩn, Công thức và quy trình điều chế viên nén bao phim từ cao bán thành phẩm quy mô 10.000 viên, Tiêu chuẩn cơ sở của viên nén bao phim chứa cao bán thành phẩm Đinh lăng, Công thức và quy trình điều chế viên nang từ cao bán thành phẩm quy mô 10.000 viên, Tiêu chuẩn cơ sở của viên nang chứa cao bán thành phẩm Đinh lăng, Công thức và quy trình điều chế cốm phân tán từ cao bán thành phẩm quy mô 2.000 gói, Tiêu chuẩn cơ sở của cốm phân tán chứa cao bán thành phẩm Đinh lăng, Quy trình định lượng acid oleanolic trong cao định chuẩn và sản phẩm. Kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho công ty cổ phần Y Dược Buôn Ma Thuột.
- Kinh tế: Hiện nay, dược liệu Đinh lăng thường được sử dụng với bộ phận là rễ, mà ít sử dụng các bộ phận còn lại, đặc biệt là ứng dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Kết quả định lượng acid oleanolic trong rễ, thân và lá đinh lăng cho thấy, có thể tận dụng được toàn cây Đinh lăng trong việc bào chế các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều này giúp tránh lãng phí nguồn dược liệu và gia tăng thu nhập cho người nông dân, tạo điều kiện để người nông dân thu được nguồn lợi nhuận chính đáng từ việc trồng dược liệu. Tại thời điểm thu mua tháng 4/2021, giá chỉ thu mua gốc Đinh lăng 5 năm tuổi là 400.000 đồng và bỏ phần phía trên mặt đất. Nhưng nếu thu mua toàn cây Đinh lăng 5 năm tuổi theo trọng lượng (50.000 đồng/kg toàn cây, toàn cây nặng từ 10-12 kg) thì giá thu mua mà người nông dân thu được khoảng 500.000-600.000 đồng/cây (hình ảnh cây Đinh lăng thu mua được trình bày trong phụ lục 6).
- Xã hội: Theo thống kê diện tích trồng Đinh lăng ngày càng được mở rộng và vào cuối năm 2017 trên toàn tỉnh có khoảng trên 100 hecta nuôi trồng loài cây này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, khi sức mua có dấu hiệu sụt giảm mạnh, nguồn cung Đinh lăng trở nên vượt quá nhu cầu, sản phẩm của người nông dân làm ra khó tiêu thụ, làm phát sinh nhiều vấn đề về quản lý nông sản nói riêng và quản lý kinh tế vùng nói chung. Do vậy, việc nghiên cứu hướng đến điều chế các dạng chế phẩm hỗ trợ sức khỏe nhằm đa dạng hóa đầu ra cho nguồn dược liệu Đinh lăng nuôi trồng trên địa bàn tỉnh, tạo được thêm nhiều việc làm, đồng thời mang lại sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Chế phẩm; Cây đinh lăng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 6
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
01 Thạc sỹ