- Nghiên cứu chế tạo màng lọc pervaporation từ vật liệu poly (vinyl alcohol) ứng dụng để tách hỗn hợp ethanol/nước trong sản xuất cồn tuyệt đối
- Trách nhiệm xã hội ích lợi nhân viên và hiệu quả doanh nghiệp ở Việt Nam: Bằng chứng mới từ phân tích kinh tế lượng vi mô với dữ liệu mảng
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả các góc hỗ trợ và đồ dùng tự làm ở lớp 4
- Khảo sát tình trạng gây ô nhiễm môi trường và phát tán các vi khuẩn đề kháng đối với kháng sinh từ chất thải của các cơ sở chăn nuôi heo quy mô vừa và nhỏ ở Tiền Giang và đề xuất giải pháp khắc phục
- Phân cắt và tinh sạch collagen từ sứa trắng và sứa đỏ bằng collagenase từ vi sinh vật định hướng ứng dụng trong lĩnh vực nuôi cấy mô
- Nghiên cứu chính sách thu hút lao động dân tộc thiểu số vào làm việc trong các doanh nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và xây dựng mô hình xã an toàn dịch bệnh gia súc gia cầm tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài Lan rừng thu thập tại Hà Giang
- Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng một số loài cây thuốc tại thành phố Đà Nẵng
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiện tượng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
16/ĐT-KHCN/2021
22/2023/KQNC
Nghiên cứu điều tra đánh giá các tai biến địa chất tiềm ẩn trên các tuyến đê và hồ chứa nước tỉnh Ninh Bình kiến nghị các giải pháp đảm bảo an toàn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trung tâm triển khai công nghệ khoáng chất
UBND Tỉnh Ninh Bình
Tỉnh/ Thành phố
TS. Tô Xuân Bản
ThS. Trần Văn Đức; TS. Nguyễn Hữu Trọng; PGS.TS. Lê Tiến Dũng; ThS. Đặng Đình Khá; ThS. Phạm Thị Vân Anh; ThS. Lâm Tuấn; ThS. Nguyễn Văn Mạnh;ThS. Phạm Thị Diệp; CN. Hà Thị Bích Việt.
Địa chất học
01/01/2021
01/09/2023
03/10/2023
22/2023/KQNC
03/11/2023
Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình
Các kết quả của đề tài được ứng dụng qua việc đánh giá nguy cơ tai biến địa chất tiềm ẩn trên các tuyến đê tỉnh Ninh Bình gồm các tuyến đê chính gồm đê cấp II Hữu Sông Đáy, đê cấp III Tả và Hữu Hoàng Long. Tai biến liên quan đến nguy cơ sạt lở theo quan sát và phân tích ảnh hàng không viễn thám (GIS) đã chỉ ra những vị trí có nguy cơ tai biến sạt lở bờ sông ảnh hưởng tuyến đê trên sông Đáy, mức độ biến động lòng dẫn, bồi-xói lòng sông trên đê Hoàng Long. Tai biến tiềm ẩn lún nứt đất thân đê liên quan đến tầng đất yếu, tai biến thấm trong thân đê và dưới nền đê tại các tuyến đê đã được định vị và nêu rõ”. Các tuyến đê cũng được đánh giá, phân cấp mức độ an toàn; tuyến đê Hữu Sông Đáy được phân các đoạn với các mức từ tai biến rất thấp (K15+000 – K63+500), thấp (Cống Địch Lộng – K15+000) và trung bình (K63+500 – K68+000); đê Tả Hoàng Long có 3 đoạn ứng các mức tai biến thấp (Cống Mai Phương – K7+0000 và từ K16+000-K23+988), trung bình (K7+000 – K16+000); đê Hữu Hoàng Long có các mức nguy cơ tai biến địa chất mức thấp (Đê Trường Yên), trung bình (K0+000 – K11+300), trung bình đến cao (K11+300 – K19+400). Các tuyến đê biển (Bình Minh II, Bình Minh III và Bình Minh IV) chưa ghi nhận được các dấu vết tai biến địa chất (sạt lở), trên mặt các tuyến đê cũng không có biểu hiện lún nứt, chỉ vài chỗ có dấu hiệu bong tróc bê tông mặt; Đánh giá được tai biến địa chất liên quan đến các hồ chứa thủy lợi tỉnh Ninh Bình, chủ yếu là tai biến liên quan đến thấm rỉ, hư hỏng đập của hồ chứa. Thấm rỉ đã xuất hiện tại tuyến đập tràn hồ Yên Quang 4, hồ Đồng Chương, hồ Thác La, hồ Thường Xung, và đặc biệt hiện tượng thấm tại hồ Đập Trời, thôn Đồng Trung, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan. Các nghiên cứu, khảo sát địa chất, và khoan khảo sát, thí nghiệm địa chất công trình-địa chất thủy văn, phân tích mẫu cơ lý tại tuyến đập chính hồ Đập Trời đã chỉ ra thuyến đập bị thấm dưới chân đập qua các đới lũ-bồi tích (apQ) có thể của dòng suối cổ, trong quá trình thi công xây dựng đập hồ Đập Trời, lớp đất apQ không được dọn sạch, đới đá nứt nẻ trong đá gốc không được khoan phun chống thấm, tạo ra các đới lỗ hổng lớn, nước chảy từ hồ xuống hạ lưu, chân đập.
Các mô hình số trị đã được xây dựng để mô phỏng 5 kịch bản ngập lụt tương ứng tăng dần với tần suất mưa lũ tăng dần, mực nước dâng cao của các con sông, hồ đập chính và các mức xả lũ từ Kich bản (KB) 1 (mức thấp nhất: xuất hiện lũ có tần suất 5%, mưa nội đồng cùng tần suất kết hợp với triều cường), tăng dần đến KB2, KB3, KB4 và KB5 (mức cao nhất): đánh giá ảnh hưởng khi lũ với tần suất rất lớn xuất hiện trên sông Bôi gây ra sự cố vỡ đê. Các bản đồ ngập lụt xây dựng và mức ảnh hưởng ứng với các kịch bản được đánh giáỨng với mỗi kịch bản đều có các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai như thông tin, dự báo, cảnh báo, thực hiện các phương châm 4 tại chỗ, khẩn trương tập trung thu hoạch lúa và hoa màu, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tập trung chỉ đạo sơ tán người và tài sản của dân vùng lũ bị ảnh hưởng, và sẵn sàng triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn theo các địa phương đã được phê duyệt.Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình trong việc ứng phó với các nguy cơ tai biến địa chất liên quan đến các tuyến đê sông, đê biển, các tuyến đập hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh. Góp phần định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng tỉnh Ninh Bình.Hỗ trợ UBND Tỉnh Ninh Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thủy lợi, và cụ thể Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Ninh Bình có kế hoạch điều tra, xử lý hiện tượng thấm rỉ tại các hồ thủy lợi Ninh Bình, đặc biệt triệt để xử lý sự cố thấm rỉ tại hồ Đập Trời, thuộc thôn Đồng Trung, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, ổn định tâm lý nhân dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu; Điều tra; Đánh giá các tai biến; Tiềm ẩn trên các tuyến đê; Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 1
Có
Không