Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2020-58-1150/KQNC

Nghiên cứu đổi mới hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư công chứng và giám định tư pháp đến năm 2030

Viện Khoa học pháp lý

Bộ Tư pháp

Bộ

ThS. Dương Bạch Long

Các vấn để pháp luật khác

03/2018

09/2019

27/12/2019

2020-58-1150/KQNC

20/11/2020

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ: a) Luận giả, làm rõ về một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, tập chung vào giải quyết các vấn đề cơ bản, như: (i) Một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan như: Quản lý; Quản lý nhà nước; Quản lý hành chính nhà nước, Quản lý công hiện đại; Luật sư và quản lý nhà nước đối với hoạt động Luật sư; Công chứng và quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng; Giám định tư pháp và quản lý nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp và vấn đề tự quản; (ii) lược sử về quản lý luật sư, công chứng và giám định tư pháp; (iii) Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý luật sư, công chứng và giám định tư pháp. b) Đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, tập chung vào đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư, công chứng và giám định tư pháp trên các phương diện: (i) Thực trạng quy định của pháp luật; (ii) Thực trạng công tác quản lý (quản lý nhà nước và Tự quản); và (iii) Một số vướng mắc bất cập trong quản lý. c) Đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể đổi mới, quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp đến năm 2030, tập chung vào: (i) Xác định rõ định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp đến năm 2030 và (ii) Đề xuất các kiến nghị cụ thể đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của Đề tài và các công trình đã công bố của Đề tài đã góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và đóng góp cho quá trình nâng cao nhận thức về quản lý nhà nước nói chung và quản lý đối nhà nước với hoạt động các hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp nói riêng tại Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là tài liệu có ý nghĩa góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư; Luật công chứng và Luật Giám định tư pháp; Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của các nghiên cứu viên của Viện Khoa học pháp lý và các thành viên có liên quan khi tham gia nghiên cứu với đề tài. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành Luật học; đặc biệt là các nghiên cứu viên của Viện Khoa học pháp lý có thể có cơ sở để thực hiện các luận văn, luận án có liên quan đến quản lý ngành...

Luật sư; Công chứng; Giám định tư pháp; quản lý nhà nước

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không