- Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo hình vú tức thì bằng vạt da cơ lưng rộng trong điều trị ung thư tuyến vú giai đoạn I - II tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2016 - 2018
- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hà thủ ô đỏ tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu giải pháp phát triển cây vụ đông trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tích phân motivic và Giả thuyết đơn đạo
- Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam
- Xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu áp dụng hình thức bảo tồn chuyển vị (ex-situ) để phục hồi và bảo tồn loài Trai tai tượng vảy (Tridacna squamosa) tại Côn Đảo
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng quy định về chia sẻ sử dụng chung dữ liệu đo đạc bản đồ
- Nghiên cứu tổng hợp Valsartan làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị tăng huyết áp
- Hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC09/16-20
2022-02-1070/NS-KQNC
Nghiên cứu dự báo ngư trường khai thác nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam
Viện nghiên cứu hải sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Bùi Thanh Hùng
PGS.TS. Đoàn Văn Bộ, ThS. Nguyễn Hoàng Minh, TS. Nguyễn Văn Hướng, TS. Nguyễn Khắc Bát, TS. Vũ Việt Hà, TS. Nguyễn Viết Nghĩa, TS. Nguyễn Phi Toàn, PGS.TS. Nguyễn xuân Huấn, TS. Hà Thị Thanh Hương
Quản lý và khai thác thuỷ sản
01/06/2018
01/03/2021
23/11/2021
2022-02-1070/NS-KQNC
26/10/2022
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Đề tài đã hoàn thành toàn bộ các nội dung khoa học, đáp ứng và vượt mức yêu cầu của 2 mục tiêu đề ra. Các két quả nhận được cả về lý luận và thực nghiệm đã mở ra khả năng trong việc phát triển mô hình và quy trình dự báo, tiến tới các dự báo nghiệp vụ với các bản tin dự báo ngày cảng có độ tin cậy, phục vụ có hiệu quả cho quá trình khai thác cá nổi nhỏ và công tác quản lý nghề cá:
1) về hệ thống thông tin dụ* báo ngư triròìig khai thác cá nổi nhỏ Đề tải đã xây dựng được hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ DBNT khai thác cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam bao gồm CSDL hải dương học, CSDL cá nổi nhỏ. Hai CSDL này có khối lượng thông tin lớn và thường xuyên được cập nhật. Kết quả cập nhật dữ liệu cho đến nay cho vùng biển nghiên cứu của đề tài 5-22°N, 102-111°E có trên 50 nghìn bản ghi các yếu tố hải dương học, trên 138 nghìn bản ghi theo loài và trên 75 nghìn mẻ/trạm đánh cá của 3 nghề (lưới vây, chụp, lưới rê) khai thác CNN. Có thể khai thác các CSDL này ở nhiều mức độ khác nhau và không chỉ phục vụ mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài mà còn phục vụ nhiều nội dung nghiên cứu khác.
Đã xây dựng được hệ thống công cụ tiện ích bao gồm các chương trình, phần mềm, mô-đun tính toán, phân tích, xử lý dữ liệu lịch sử và cập nhật để có được những tham số, thông tin, kết quả tin cậy, phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ xây dựng DBNT khai thác CNN trên vùng biển Việt Nam. Các chương trình được xây dựng một cách khoa học, bài bản với các chức năng chuyên dụng mang tính đa năng, tùy biến cao, không chỉ phục vụ trước mắt cho việc thực hiện đề tài mà còn tiếp tục được sử dụng trong công tác dự báo nghiệp vụ sau khi đề tài kết thúc.
2) về mô hình và quy trình công nghệ dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ Đề tài đã xây dựng được mô hình và và quy trình dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ than tháng và hạn mùa theo hướng tiếp cận quan hệ ngư trường - sinh học - môi trường, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, số liệu ở Việt Nam hiện nay.
Quy trình DBNT khai thác CNN hạn tháng và hạn mùa có nhiều tùy chọn phù hợp với điều kiện dữ liệu cả ở hiện tại và tương lai. Quy trình khép kín từ khâu chuẩn bị các số liệu đến kiểm tra đánh giá kết quả và truy xuất dự báo dưới dạng bản đồ số, rất tiện ích cho các dự báo viên thao tác nghiệp vụ.
Quy trình dự báo cá nổi nhỏ tiếp tục được ứng dụng vảo xây dựng các bản tin dự báo cá nổi nhỏ hạn tháng và hạn mùa năm 2024
3) Về kết quả dự báo thực nghiệm và đánh gỉá dự báo Các dự báo thực nghiệm ngư trường khai thác cá nổi nhỏ bao gồm 27 bản dự báo hạn tháng và 04 bản dự báo hạn mùa, vượt mức yêu cầu so với đề cương ban đầu. I<ết quả dự báo phản ánh đúng những quy luật cơ bản, phổ biến bức tranh biến động mùa ngư trường khai thác CNN.
Kết quả kiểm chứng từ cơ sở dữ liệu 27 bản dự báo cho thấy trong đó có 25 bản “đạt yêu cầu trở lên” theo tiêu chí có trên 60% số ô lưới được chấm điểm từ mức đạt trở lên (lũy kế cả ô lưới có điểm khá và tốt). Tỷ lệ trung bình chung số ô lưới được chấm điểm “đạt” trở lên (độ bảo đảm) chiếm 62,23%.
Kiểm độc lập thông qua sản lượng khai thác của các tàu giám sát với 201 ngày trên tổng số 27 ô lưới đại diện cho 04 vùng biển trong hai năm 2019 - 2020. cho thấy, trong 201 ngày đánh giá có 101 ngày được đánh giá ở mức “Đạt” trở lên chiếm 50,25%, tháng có số ngày đạt tỷ lệ đạt cao nhất là tháng 1/2019 (>70%) và tháng có tỷ lệ thấp nhất là tháng 11/2019 (25,0%)
Việc triển khai đồng thời cả 2 hình thức đánh giá dự báo như trên đã khẳng định tính khoa học và tính khả thi của mô hình và quy trình dự báo đã xây dựng, đáp ứng đầy đủ mục tiêu của đề tài.
Đánh giá chung về các sản phẩm đó là về số lượng đã đạt đầy đủ, một số sản phẩm vượt mức như bải báo trong nước vả quốc té, đào tạo tiến sỹ vả số lượng bản dự báo hạn tháng. Đạt được mục tiêu mô hình hóa được mối quan hệ giữa các điều kiện môi trường hải dương với biến động ngư trường cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam, nhất là việc số hóa được tri thức bản địa vào trong quá trình phân tích, xác lập mối quan hệ này làm cơ sở cho DBNT. Từ đó, đề tài đã xây dựng được mô hình và quy trình công nghệ DBNT hạn mùa, hạn tháng cho CNN khá hoàn thiện, tất nhiên mô hình DBNT có sự kế thừa từ kết quả nghiên cứu của 02 đề tài cấp Nhà nước là KC09.14/06-10 và KC09.18/11-15 nhưng được bổ sung, nâng cấp và cải tiến phù hợp với đối tượng, cụ thể:
1) Bổ sung thêm các cơ sở khoa học trong mô hình hóa mối liên hệ hữu cơ giữa phân bố năng suất khai thác CNN với các điều kiện môi trường - hải dương. Cụ thể ở đây là sử dụng phương pháp phân tích tính toán chỉ số thích ứng sinh thái (SI) và mô hình thích ứng sinh thái (HSI) để xác định các khoảng giá trị cực thuận (optimal) của một số các yếu tố môi trường hải dương: nhiệt - muối, dòng chảy, hàm lượng chlorophyll a, dị thường mực biển đối với phân bố năng suất khai thác của nhóm CNN. 2) Nâng cấp để mở rộng khả năng xử lý, chuẩn hóa dữ liệu vả tính toán của hệ thống công cụ (các chương trình, phần mềm) dự báo cấu trúc các trường hải dương và dự báo ngư trường khai thác CNN cho toàn vùng biển ven bờ (phạm vi nghiên cứu của đề tải), trong các đề tài trước mới chỉ thực hiện cho vùng biển xa bờ miền Trung và giữa Biển Đông.
3) Cải tiến để điều chỉnh, thiết lập các đặc trưng định lượng cơ bản của ngư trường với các yếu tố môi trường hải dương. Trong mô hình DBNT, đề tài đã lược bỏ 16 thông số môi trường hải dương chỉ liên quan đến sinh thái của CNĐD (như lớp đột biến nhiệt độ, độ sâu các mặt đẳng nhiệt và các cấu trúc nhiệt phương ngang), đồng thời bổ sung thêm 11 thông số liên quan trực tiếp đến phân bố ngư trường CNN như: nhiệt độ nước biển (tầng đáy, chênh lệch nhiệt tầng mặt - đáy), độ muối nước biển (mặt - đáy, dị thường và cấu trúc muối theo phương ngang), dị thường độ cao mực biển, dòng chảy, lớp chiếu sáng, hàm lượng chlorophyll a.
Cá nổi nhỏ; Ngư trường; Khai thác; Nguồn lợi; Dự báo
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
01 thạc sỹ chuyên ngành Hải dương học, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Iĩà Nội (ThS. Hán Trọng Đạt). ) 03 Tiến Sĩ gồm 02 TS Hải Dương học (Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hướng) 01 TS Thủy Sinh vật học (Nguyễn Viết Nghĩa)