Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐTĐL.CN-23/17

2020-53-629/KQNC

Nghiên cứu dự báo nguy cơ tai biến trượt lở mái dốc dọc các tuyến giao thông trọng điểm miền núi tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp ứng phó

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

PGS.TS. Đỗ Minh Đức

PGS.TSKH. Trần Mạnh Liểu; PGS.TS. Trần Quốc Bình; PGS.TS. Vũ Thanh Hằng; TS. Phạm Văn Hùng; ThS. Huỳnh Đăng Vinh; PGS.TS. Trần Đức Tân; ThS. Giản Quốc Anh; ThS. Đỗ Minh Ngọc; ThS. Đào Minh Đức

Kỹ thuật giao thông vận tải

09/2017

03/2020

15/06/2020

2020-53-629/KQNC

08/07/2020

Trượt lở các mái dốc đường giao thông tỉnh Quảng Nam diễn ra trầm trọng vào mùa mưa bão, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đề tài đã làm sáng tỏ hiện trạng, nguyên nhân trượt lở, đặc biệt là các khối trượt có quy mô lớn. Khu vực nghiên cứu dọc các tuyến giao thông trọng điểm đã được phân thành 5 vùng có nguy cơ trượt lở từ rất thấp đến rất cao, góp phần chủ động kế hoạch khắc phục và chủ động ứng phó thiên tai của ngành giao thông và chính quyền địa phương. Với các phương pháp quan trắc tổng hợp (mưa, các thông số địa kỹ thuật) cùng số liệu dự báo qua kết nối API, nguy cơ trượt lở được dự báo trước 5 ngày (cập nhật hàng ngày) và theo thời gian thực. Các thông tin dự báo, cảnh báo trượt lở được truyền tải trực tiếp, kịp thời đến các cá nhân, đơn vị hữu quan thông qua website và e-mail. Các phương pháp phòng chống trượt lở mái dốc đã được nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hiệu quả chi tiết. Cụ thể, để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng chống trượt lở, giải pháp đầu tiên và quan trọng là nâng cao khối lượng và chất lượng công tác khảo sát địa chất công trình khi xây dựng đường giao thông miền núi có khai đào mái dốc cao hơn 10 m. Các giải pháp công nghệ mới như neo đất đá, thoát nước ngầm, rào chắn đá đã được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế các khối trượt điển hình. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của hoạt động trồng và khai thác cây keo lai đến sự hình thành và phát triển các khối trượt lớn đã bước đầu được làm sáng tỏ, góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cây trồng và rừng sản xuất sang rừng phòng hộ tại tỉnh Quảng Nam.
17529

Giao thông đường bộ; Trượt lở; Đường miền núi; Mái dốc; Phòng chống

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không