- Nghiên cứu chế tạo và tính chất điện hóa một số hệ vật liệu lai nano graphen-sulfit kim loại MCo2S4 (M = Ni Mn và Cu) có cấu trúc xốp định hướng làm điện cực cho siêu tụ điện
- Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị bệnh thoái hóa khớp
- Nghiên cứu đánh giá tác động của truyền thông đề xuất giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng công tác truyền thông phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật tim hở để điều trị bệnh thông liên thất bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng định hướng quy hoạch phát triển bền vững các tiểu vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cam quýt tại tỉnh Hòa Bình
- Nghiên cứu công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị sản xuất bún dạng mini dùng gạo lứt trang bị cho các nhà hàng khách sạn trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt nam trên toàn thế giới
- Sóng trong các môi trường đàn hồi
- Trồng thử nghiệm giống lạc đen CNC1 phù hợp với điều kiện sinh thái huyện Bố Trạch
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất polysaccharide xanthan ứng dụng trong sản xuất nước quả và nước tương
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TN/16-20/2
2020-02-997/KQNC
Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên
Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
GS.TS. Nguyễn Vũ Việt
ThS. Phạm Thị Hoài, TS. Đặng Hoàng Thanh, PGS.TS. Nguyễn Thanh Bằng, ThS. Trần Quốc Hiệp, PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, ThS. Trần Hùng, ThS. Trần Thiết Hùng, ThS. Bùi Mạnh Bằng, ThS. Nguyễn Huy Vượng
Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật
01/12/2016
01/06/2020
06/08/2020
2020-02-997/KQNC
06/10/2020
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
Đề tài đã ứng dụng giải pháp thu gom, khai thác nguồn nước karst mạch lộ bằng hào thu nước có sử dụng băng thu nước Waterbell để thu, gom các mạch nước trong đất, đá ở vùng núi cao, khan hiếm nước (mô hình khai thác nguồn nước karst mạch lộ) để cấp nước sinh hoạt. Bên cạnh đó đề tài dùng tấm Pin năng lượng mặt trời để chạy máy bơm hút nước từ lỗ khoan giúp tiết kiệm kinh phí, giúp người dân giảm kinh phí khi dùng nước. Đặc biệt giải pháp này rất tốt cho các vùng cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà nguồn điện lưới chưa có (mô hình khai thác nguồn nước karst ngầm).
Để các mô hình công nghệ bền vững đề tài đã đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ phát triển bền vững và sử dụng hợp lý nguồn nước karst ngầm.
- Chuyển giao công nghệ.
- Kết quả của đề tài sẽ được giao nộp hoàn toàn cho cơ quan quản lý (Chương trình Tây Nguyên 2016-2020, Viện Hàn Lâm KHCNVN).
- Căn cứ theo kết quả nghiên cứu của đề tài, theo yêu cầu của Ban chương trình, các sản phẩm sẽ được Viện KHTL Việt Nam chuyển giao cho đơn vị quản lý ngành địa phương để phục vụ sản xuất.
- Phần mềm quản lý và sử dụng tài nguyên nước (mùa khô) dựa trên công nghệ WebGIS sẽ được chuyển giao cho Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng Tây nguyên;
- Mô hình thử nghiệm trình diễn công nghệ lưu giữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt sẽ được chuyển giao cho UBND xã để tổ chức điều hành. Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam sẽ giúp tư vấn thành lập tổ chức dùng nước để quan lý, khai thác sử dụng mô hình.
Phương thức chuyển giao:
+ Chuyển giao qua việc xây dựng mô hình mẫu.
+ Chuyển giao qua các hướng dẫn quy trình, quy phạms
+ Qua các hội thảo
+ Qua các bài báo (phương tiện thông tin đại chúng)
+ Qua các bản vẽ thiết kế mẫu.
1/ Hiệu quả kinh tế của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng. Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Trước đây, khu vực dự án không có công trình thủy lợi cấp nước tưới nên người dân trồng cao su, sau khi chuyển đổi sang trồng cà phê dự án cũng chủ yếu dựa vào nước mưa hoặc bơm nước dưới suối (phụ thuộc vào nguồn nước đến) không chủ động được tưới. Tuy nhiên, khi xây dựng được mô hình trình diễn tại địa điểm này người dân đã chủ động được nước cũng như thời gian tưới. Giảm được nhân công, nhất là nhân công cho tưới, cụ thể, khi chưa có dự án thì mất 2 công/ ha/1 lần tưới x 15 ha= 30 công, trong khi hiện tại chỉ cần 1 người vận hành/ngàycho 15 ha. Năng suất cây trồng tăng được 20% khi chưa có tưới, ngoài ra còn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân vùng hưởng lợi…
2/ Ý nghĩa khoa học của đề tài
a. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Làm giàu cơ sở dữ liệu khoa học tài nguyên nước mặt trên một vùng lãnh thổ cho nhiều ngành khoa học liên quan như: Khoa học về phát triển và quản lý nguồn nước; Khoa học dự báo...
- Ứng dụng công nghệ thông tin, các phương pháp nghiên cứu hiện đại như các công cụ mạnh trong hệ thống phân tích, đánh giá và quản lý cân bằng nước hệ thống các đối tượng sử dụng nước trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Ngyên
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các chuyên ngành liên quan như Tài nguyên nước và môi trường, xây dựng công trình thủy lợi, cơ khí thiết bị Thủy lợi,....
b. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Tích lũy thêm kinh nghiệm và quảng bá được khả năng nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn;
- Làm gắn bó hơn các chuyên ngành khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trong việc thực hiện các đề tài lớn cấp Nhà Nước;
- Việc thực hiện đề tài là môi trường tốt để các cán bộ trẻ được đào tạo, nâng cao trình độ nghiên cứu;
- Là cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nước.
- Là cơ sở tham khảo ra các quyết định đầu tư các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên.
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng.
- Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Góp phần cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Nước mặt; Tài nguyên nước; Quản lý; Biến đổi khí hậu; Khai thác
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 7
Số lượng công bố quốc tế: 1
Không
01 thạc sỹ và 03 tiến sỹ.