liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier 1829) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ

Nguyễn Quảng Trường

Động vật học

21/01/2019

Đề tài cung cấp số liệu về hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế; xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố và bản đồ dự báo vùng phân bố của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng phụ cận theo viễn cảnh biến đổi khí hậu đến năm 2070; đánh giá được các nhân tố đe dọa dến quần thể loài Rồng đất; đề xuất các giải pháp bảo tồn loài bò sát này tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Các kết quả của đề tài được sử dụng trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bạch Mã và ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là bảo tồn quần thể Rồng đất ngoài tự nhiên. Quy trình kỹ thuật nuôi được áp dụng để nuôi Rồng đất ở trại nuôi hộ gia đình tại huyện Phong Điền và Thành phố Huế. Nguồn con giống đã được bàn giao cho các hộ dân tại Thành phố Huế và huyện Phong Điền. Về đào tạo: Góp phần đào tạo 1 tiến sĩ và 1 thạc sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Xây dựng đề xuất đưa loài Rồng đất vào Phụ lục CITES trong cuộc họp COP19 tại Panama vào cuối năm 2022 (Việt Nam và Liên minh Châu Âu đồng đề xuất). - Xây dựng hồ sơ công nhận VQG Bạch Mã là Vườn di sản ASEAN (đang hoàn thiện hồ sơ). - Quy trình kỹ thuật nhân nuôi Rồng đất hiện tại đang được các vườn thú và Trường Đại học Lâm nghiệp áp dụng với quy mô lớn hơn để bảo tồn nguồn gen loài này ở Việt Nam. - Biên soạn Danh lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

Rồng đất; Quần thể; Bảo tồn; Đa dạng sinh học

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không