Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

110

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối Tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị

UBND Tỉnh Quảng Trị

Cơ sở

KS. Lê Thị Tú

ThS. Trần Thị Thúy; KS. Nguyễn Bảy; ThS. Lê Chí Công; KS. Hồ Tất Hiến; Hồ Văn Tập; KS. Hồ Đắc Quốc; KS. Nguyễn Thị Hồng Vân; KS. Bùi Thị Tân Diệu

Khoa học nông nghiệp

10/10/2021

10/10/2023

30/11/2023

110

10/01/2024

Đề tài hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu với khối lượng và kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao, ngoài ra đề tài có một số chỉ tiêu vượt so với yêu cầu yêu cầu thuyết minh đã phê duyệt và hợp đồng đã ký kết.

Đã xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh cây chuối Tiêu hồng nuôi cấy mô 01 ha, bố trí các ô công thức thí nghiệm về lượng phân bón, mật độ trồng khác nhau tại xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đồng đều về sinh trưởng và rút ngắn thời gian thu hoạch (thời gian trồng 10-12 cho thu hoạch). Đề tài đã kết luận được công thức về công thức mật độ trồng thích hợp là 2.000 cây/ha và liều lượng phân bón phù hợp, tối ưu là 240N:65P:480K (tương đương 520g Ure + 406g Lân supe + 800g Kali tính cho 1 cây/năm) cho năng suất cao nhất. Đã hoàn thiện quy trình thâm canh chuối Tiêu hồng nuôi cấy mô phù hợp và đã được UBND tỉnh ban hành để khuyến cáo áp dụng vào sản xuất. Ngoài ra đã chọn được 10 cây giống tốt tại mô hình thử nghiệm làm vật liệu ban đầu chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tỉnh nhằm sản xuất giống chuối Tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô tế bào để chủ động cung ứng giống tại chổ.

Sản phẩm của đề tài là xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống chuối Tiêu hồng nuôi cấy mô nên có tính mới. Mô hình sản xuất theo hướng thâm canh hàng hóa có giá trị cao, kết quả có ý nghĩa lớn trong sản xuất của các huyện miền núi của tỉnh, nhằm thay đổi tập quán canh tác quảng canh của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của quy trình phù hợp với quy định của Ngành Nông nghiệp và PTNT, đảm bảo dễ thực hiện, phù hợp với trình độ sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, có thể ban hành khuyến cáo ứng dụng nhân rộng kết quả đề tài này

QTI_110

Hiệu quả kinh tế: Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình đạt cao, trung bình 40 tấn/ha, cho lợi nhuận trung bình từ 80 đến gần 100 triệu đồng/ha. Ngoài thu nhập từ sản phẩm chính là quả chuối, mô hình còn mang lại nguồn thu nhập từ việc bán chồi con làm giống với giá bán trung bình 10.000 đồng/cây.

Tác động kinh tế - xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học: Từ hiệu quả kinh tế cho thấy thành công của việc xây dựng mô hình sẽ mở ra hướng thâm canh mới trong việc chọn cây trồng phù hợp với đất đai và điều kiện canh tác của từng vùng, từng hộ gia đình, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế xã hội cho người dân, cung cấp cho xã hội sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, có tính cạnh tranh. Tạo thêm công ăn việc làm góp phần ổn định đời sống xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Rất nhiều người dân trong và ngoài huyện đã đến tham quan học tập mô hình và đặt mua giống chồi con (hộ dân từ Vĩnh Linh mua 500 gốc chuối con đủ tiêu chuẩn làm giống tại mô hình về địa phương để trồng). Hiện nay hộ thực hiện mô hình thí nghiệm vẫn đang duy trì và dự kiến trồng mới lại trong năm 2024. Trên cơ sở kết quả thành công, năm 2024 Trung tâm khuyến nông triển khai nhân rộng mô hình thực hiện vào năm 2024 với diện tích 2,5 ha tại xã Tà Rụt, huyện ĐaKrông.

Chuồi tiêu hồng; Nông nghiệp sạch; Trồng trọt; Thâm canh.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không