
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất sinh hoạt và phát triển bền vững tài nguyên nước vùng Tây Nguyên
- Nghiên cứu thực hiện phản ứng hữu cơ mới để hình thành/chuyển hoá các dị vòng thơm 5 hoặc 6 cạnh và dẫn xuất thông qua con đường hoạt hoá trực tiếp liên kết C-H
- Cơ chế tác dụng của các chất kháng khuẩn thực vật lên vi khuẩn Streptococus mutans trên biofilm
- Đánh giá hiệu quả của ghép Fibrin tiểu cầu (Platelete Rich Fibrin - PRF) vào huyệt ổ răng sau nhổ ở Hà Nội
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình hiệu chuẩn (QTHC) chuẩn đo lường và phương tiện đo (PTĐ) đảm bảo sự hài hòa quốc tế phục vụ tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) toàn cầu về đo lường trong đảm bảo an toàn sức khỏe và môi trường
- Phân cấp tài khóa tài chính công địa phương và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh/thành của Việt Nam: Vai trò của thể chế địa phương
- Nghiên cứu đề xuất mô hình bộ tiêu chí cơ sở hạ tầng cảnh quan đồng ruộng đa năng đa mục tiêu áp dụng thí điểm tại huyện Nam Đàn phục vụ xây dựng huyện xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch
- Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Khánh Hòa
- Nghiên cứu tổng hợp tính chất của vật liệu tổ hợp ba chiều graphene-ống nanô cácbon định hướng ứng dụng trong các cảm biến điện hóa và transistor hiệu ứng trường
- Khảo sát đánh giá xây dựng các giải pháp công nghệ hiện đại tối ưu để sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sinh khối (trấu) theo hướng sản xuất năng lượng bền vững phục vụ phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KX.02.06/11-15
2015-45-959
Nghiên cứu tác động xã hội của di cư quốc tế đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Học viện chính trị khu vực I
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Quốc gia
TS. Doãn Hùng
TS. Đậu Tuấn Nam
Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội
01/2012
12/2014
08/06/2015
2015-45-959
Cơ sở lý luận - thực tiễn của vấn đề di cư quốc tế và tác động xã hội của di cư quốc tế đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đánh giá tác động của một số loại hình di cư quốc tế chủ yếu đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay. Dự báo xu hướng biến đối của các loại hình di cư quốc tế chủ yếu và định hướng chính sách quản lý tác động di cư quốc tế đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Đối với một vấn đề rộng lớn và phức tạp như di cư quốc tế và tác động xã hội của di cư quốc tế, đề tài đã kết hợp giữa sử dụng cách cách tiếp cận chuyên ngành với liên ngành của địa kinh tế học quốc tế, kinh tế học lao động, chính trị học, nhân học xã hội, nhân học hình thái, nhân học tôn giáo, nhân loại học, gia đình học, xã hội học di dân, lịch sử di dân, khu vực học, tâm lý học, dân tộc học... Ngoài ra, đề tài còn phải sử dụng nhiều cách tiếp cận khác như tiếp cận văn hóa học, tâm lý học, giáo dục học, gia đình học, kinh tế học phúc lợi; tiếp cận theo thuyết tương tác biểu trưng, tiếp cận theo thuyết cấu trúc - chức năng, tiếp cận theo lý thuyết nhóm... Trong khi đề cao tiếp cận liên ngành thì đề tài vẫn xác định trụ cột chung là cách tiếp cận của nhân học xã hội, xã hội học và quốc tế học.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, di cư lao động giữa các quốc gia là quá trình tất yếu khách quan. Di cư lao động mang lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với quốc gia xuất cư và nhập cư lao động, di cư lao động góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các quốc gia vào tăng trưởng, phát triển kinh tế. Đối với các quốc gia tiếp nhận lao động di cư, bù đắp lượng lao động thiếu hụt và bổ sung thêm lao động để mở rộng, phát triển các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Lao động nhập cư đã góp phần quan trọng vào phát triển các ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp, xây dựng và một số lĩnh vực thuộc công nghiệp chế tạo. Nhờ có lao động nhập cư, các quốc gia thiếu hụt lao động tận dụng được nguồn lao động này vào khai thác đất đai, máy móc, công nghệ, phát huy hiệu quả nguồn lực quốc gia, góp phần phát triển kinh tế.
Di cư quốc tế; Hội nhập quốc tế; Tác động
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 13
Số lượng công bố quốc tế: 1
Đơn yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích.
Di cư là một hiện tượng phức tạp có mối liên hệ với các cấu trúc chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội rộng lớn cũng như gần với các khát vọng và nguồn lực cá nhân. Di cư là một phần nội tại của sự biến đổi xã hội xảy ra song song và đồng thời kết hợp với các xu hướng xã hội khác như hội nhập và toàn cầu hóa, số hóa, đô thị hóa và do đó, di cư đang góp phần định hình nên thế giới của con người. Sự gia tăng của người di cư' trên thế giới trong những năm gần đây cho thấy di cư' phần lớn là do những biến đối kinh tế, xã hội, chính trị và công nghệ toàn cầu rộng lớn hơn đang ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề chính sách được ưu tiên. Khi quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu sắc, những biến đổi ngày càng định hình cuộc sống của chúng ta. Những thay đổi đó đang tác động đến môi trường hiện tại mà ở đó diễn ra sự di cư.