Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,674,727
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NVQG-2018/06

2021-52-1129/KQNC

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Thạch đen (Mesona chinensis Benth) tại Cao Bằng và một số tỉnh miền núi phía Bắc

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quốc gia

GS.TS. Nguyễn Thế Hùng

PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng; GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn; PGS.TS. Luân Thị Đẹp; TS. Dương Trung Dũng; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt; TS. Lương Hùng Tiến; ThS. Ngô Thị Minh Duyên; TS. Nguyễn Minh Tuấn; ThS. Nông Thị Kim Oanh; TS. Hoàng Kim Diệu; ThS. Nguyễn Thị Trang

Cây lương thực và cây thực phẩm

01/01/2018

01/12/2020

04/06/2021

2021-52-1129/KQNC

19/06/2021

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Kết quả của đề tài đã lựa chọn được 02 giống thạch đen cho năng suất cao và chất lượng tốt là: giống thạch đen thân trắng và thạch đen thân đỏ thích hợp với cả đất ruộng và đất đồi giúp bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn trong sản xuất thạch đen. Từ kết quả nghiên cứu và xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở, vườn nhân giống tại các địa phương, đến nay tại xã Vũ Loan (nay là xã Văn Vũ), huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn hiện vẫn duy trì vườn nhân giống - hàng năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng từ việc bán giống. Tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng cũng có rất nhiều hộ dân đang ứng dụng làm vườn nhân giống và xuất cây giống theo kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được quy trình thâm canh, quản lý dịch hại trên cây thạch đen đạt hiệu quả kinh tế cao, các hộ dân sản xuất thạch đen tại xã Văn Vũ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; xã Trọng Con, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; xã Đề Thám, xã Kim Đồng, xã Tân Tiến, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào sản xuất thạch của hộ gia đình - kết quả cho thấy năng suất, chất lượng thạch đen cao hơn so với các hộ canh tác truyền thống.

 

 

 

19390

Mô hình thâm canh thạch đen có sự tham gia của doanh nghiệp đạt năng suất cao hơn so với sản xuất đại trà giúp nâng hiệu quả kinh tế cao hơn so với so với sản xuất đại trà. Đánh giá thực tế cho thấy các hộ dân tham gia được hỗ trợ phân bón hữu cơ nên đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn so với tập quán của nông dân và trung bình toàn huyện.

 

Nghiên cứu; Khai thác; Phát triển nguồn gen; Cây Thạch đen; Mesona chinensis Benth.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,

Số lượng công bố trong nước: 4

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 TS; 02 ThS