Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

2015-53-891

Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

TS. Đinh Xuân Thành

Địa chất học

30/11/2015

2015-53-891

11/12/2015

- Thông qua nghiên cứu đề tài đã hình thành được một đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu tổng hợp về địa chất, địa vật lý biển các châu thổ lớn phục vụ phát triển bền vững. - Đóng góp về mặt lý luận trong nghiên cứu tiến hóa châu thổ ngầm trong Holocen góp phần bảo vệ châu thổ sông Mekong - phát triển bền vững đới bờ của Việt Nam nói chung, đới bờ sông Cửu Long nói riêng, góp phần thực hiện thành công chiến lược Biển, chiến lược biến đổi khí hậu quốc gia đến năm 2050. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài đã dự báo, xây dựng các kịch bản biến đổi châu thổ sông Mekong trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, các tác động của con người và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển châu thổ.
11771
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho xây dựng các giải pháp cụ thể bảo vệ châu thổ sông Mekong nhằm phát triển bền vững đới bờ Việt Nam. Vì vậy có hiệu quả rất lớn không chỉ đối với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu quốc gia mà cả đối với các địa phương, các ngành, các lĩnh vực. - Sản phẩm của đề tài là bộ tư liệu đầy đủ, đáng tin cậy, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở dữ liệu, để các cơ quan Trung ương xây dựng chính sách Biến đổi khí hậu tại Việt Nam để xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế bền vững ở các đồng bằng châu thổ ở Việt Nam. - Cung cấp cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn cho các địa phương xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng và phát triển bền vững đới bờ của địa phương mình. - Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bảo vệ châu thổ sông Mekong. - Giải pháp bảo vệ và phát triển châu thổ bằng cách tôn tạo các cồn cát ngầm lần đầu tiên được đề tài đề xuất trên cơ sở nghiên cứu tiến hóa châu thổ trong Holocen là luận cứ khoa học quan trọng, có giá trị kinh tế trong chiến lược bảo vệ và phát triển châu thổ sông Mekong. - Hỗ trợ tích cực cho các trường đại học, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý ở trung ương và địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực về sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng lãnh thổ.

Địa chất;Kiến tạo;Trầm tích;Thềm lục địa;Pliocen;Châu thổ ngầm

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để hình thành Đề án KH,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

2 Tiến sĩ và 4 Thạc sĩ