• Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NĐT.16.TW/16

2019-48-924/KQNC

Nghiên cứu mã vạch DNA một số loài cá có giá trị sinh thái và kinh tế ở vùng ven biển Việt Nam

Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Quốc gia

TS. Phạm Thế Thư

TS. Nguyễn Văn Quân, ThS. Phạm Văn Chiến, TS. Trần Mạnh Hà, ThS. Đinh Văn Nhân, ThS. Đậu Văn Thảo, ThS. Bùi Mạnh Tường, PGS. TS. Te-Yu Liao, GS. TS. Kwang-Tsao Shao, ThS. Huang Wei Chien, ThS. Đặng Đỗ Hùng Việt, ThS. Huang Hun Ting, ThS. Tung Chih Yen, ThS. Po-Hao Chiu, CN. Chung Ju Chen, ThS. Liu Yu Chen, ThS. Wei Jie Hong

Di truyền học và nhân giống thuỷ sản

10/2016

04/2019

16/07/2019

2019-48-924/KQNC

26/08/2019

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Phân loại các loài cá biển bằng phương pháp hình thái. Thiết lập bộ mẫu của 21 loài cá có giá trị sinh thái và kinh tế trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô được lựa chọn, đại diện cho vùng ven biển miền Bắc và miền Nam. Phân tích mã vạch DNA của 21 loài cá biển có giá trị sinh thái và kinh tế trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô được lựa chọn, đại diện cho vùng ven biển miền Bắc và miền Nam - Các nội dụng và nhiệm vụ trên đều do phía Việt Nam chủ trì và phía đối tác Đài Loan tham gia. Tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng mã vạch DNA cho đối tác Việt Nam trong công tác phân loại cá biển trong thời gian tới, riêng nội dung này do phía Đài Loan làm chủ trì và phía Việt Nam tham gia. Với việc thực hiện triển khai các nhiệm vụ, nội dung trên đã góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ về sử dụng mã vạch DNA trong phân loại cá biển cho Việt Nam.
16484
Kết quả về thiết lập bộ mã vạch DNA: Nhiệm vụ đã xác định được tổng số có 1789 mã vạch di truyền DNA của các gen COI, Cyt b, D-loop và 16S từ tổng số 4068 mẫu cá thu ở ba vùng ven biển Việt Nam (Miền Bắc – Hải Phòng, Quảng Ninh; Miền Trung – Ninh Thuận; Miền Nam – Cà Mau, Kiên Giang) của tổng số 505 loài cá thuộc 288 giống, 120 họ và 47 bộ đã được xác định. Trong đó, 59 loài là ghi nhận mới cho hệ cá biển Việt Nam và có 51 loài đang ở dạng “sp.”. Kết quả về thiết lập bộ mẫu vật cá: Nhiệm vụ đã thiết lập được 1 bộ mẫu vật (840 mẫu) của 21 loài cá phân bố trong hệ sinh thái Rừng ngập mặn cửa sông và Hệ sinh thái Rạn san hô được thu từ vùng ven biển Miền Bắc (Quảng Ninh – Hải Phòng) và Miền Nam (Cà Mau – Kiên Giang). Bộ mẫu vật cá ngâm trưng bày đảm bảo về chất lượng và đúng theo quy chuẩn của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Kết quả về Thết lập cơ sở dữ liệu mã vạch di truyền DNA: Nhiệm vụ đã thiết lâp thành công được 1 cơ sở dữ liệu mã vạch di truyền DNA cá biển Việt Nam với tổng số 1764 mã vạch của các gen COI, Cyt b, 16S và D-loop; có thể ứng dụng trong việc đối chiếu so sánh trong phân loại cá, truy xuất nguồn gốc cá và các sản phẩm từ cá biển Việt nam. Kết quả về phuơng pháp phân loại cá bằng mã vạch DNA: Phương pháp mã vạch di truyền DNA đã sử dụng thành công trong nhiệm vụ được mô tả rõ ràng có thể ứng dụng cho việc phân loại cá biển Việt Nam. Trong đó, kỹ thuật mã vạch gen COI ty thể là một công cụ đã được công nhận rộng rãi. Kết quả về Đề xuất biện pháp quản lý nguồn lợi cá bền vững: Từ các tư liệu đã có và các kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ, các đề xuất quản lý, khai thác bền vững nguồn lợi cá đã được đưa ra.

Kinh tế biển; Thủy hải sản; Mã vạch DNA; Giá trị sinh thái; Phân loại; Phát triển bền vững

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Nghiên cứu sinh; 02 Thạc sĩ