- Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano nâng cao tính chất cơ học vật lý và độ bền tự nhiên gỗ
- Nghiên cứu quy hoạch khu dân cư làng chài ven biển tỉnh Cà Mau đạt chuẩn nông thôn mới bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu ứng dụng enzyme trong trích ly thu hồi chế phẩm giàu resveratrol từ dây Gắm (Gnetum sp) làm nguyên liệu nâng cao hiệu quả bài thuốc gia truyền Khương Viên
- Phân tích hệ gen của cá tra nhằm phát triển chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống cá tra theo hướng tăng trưởng (Giai đoạn 2)
- Du lịch dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương (Nghiên cứu trường hợp một số điểm du lịch tỉnh Hòa Bình)
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia về năng suất và chất lượng
- Cộng đồng giảm thiểu nguy cơ rủi ro của thuốc bảo vệ thực vật
- Tầng lớp trung lưu trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
- Nghiên cứu sử dụng nguồn gen gà mía gà lương phượng gà VCN-Z15 tạo gà thịt thương phẩm lai 3 giống có năng suất và chất lượng tốt trên địa bàn Hà Nội
- Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐLCN.13/14
2019-48-774/KQNC
Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật vùng đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin nhằm tìm kiếm các gen enzyme mới có khả năng phân hủy dioxin
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà
ThS. Phạm Quang Huy, ThS. Đào Thị Ngọc Ánh, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Phạm Ngọc Long, ThS. Lê Việt Hưng, ThS. Nguyễn Văn Huynh, TS. Phùng Khắc Huy Chú, ThS. Trần Thị Thu Hiền, TS. Đinh Thị Thu Hằng
Thổ nhưỡng học
01/11/2014
01/11/2018
25/03/2019
2019-48-774/KQNC
12/07/2019
378
- Kết quả của đề tài đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu metagenome của vi sinh vật đặc thù cho vùng đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin với dung lượng 2-3 Gb.
- Xây dựng được qui trình sàng lọc enzyme mới có hoạt tính laccase và tương tự laccase từ metagenome trên.
- Đề tài đã thu được danh sách các vi sinh vật mới có liên quan đến phân hủy chất diệt cỏ/dioxin và sinh tổng hợp laccase.
- Đề tài đã thu trình tự gene mới mã hóa cho các enzyme có hoạt tính laccase và quy trình biểu hiện gene mới từ metagenome trên mã hóa cho protein tái tổ hợp có hoạt tính laccase
- Mô hình tăng cường khả năng phân hủy sinh học đất ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin ở quy mô phòng thí nghiệm, trong đó có sử dụng hiểu biết mới về vi sinh vật và sản phẩm của chúng tạo ra, protein mới tái tổ hợp có hoạt tính laccase
Về ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu sử dụng công cụ metagenomics là cách tiếp cận cập nhật và hiện đại nên kết quả thu được tạo cơ sở khoa học và công nghệ. Đây là một đề tài cần thiết bởi chất độc dioxin là vấn đề lớn và còn kéo dài tại Việt Nam. Do đặc thù các mẫu nghiên cứu chỉ có ở điều kiện Việt Nam nên đây là kết quả mới so với các công bố đã có trên thế giới trong cùng vấn đề nghiên cứu ô nhiễm dioxin.
- Về hiệu quả kinh tế xã hội:
Sử dụng metagenomics để phát hiện và khai thác vi sinh vật trong các vùng ô nhiễm và trong quá trình xử lý đã cho chúng ta một bức tranh đầy đủ hơn về chủng loài và các mối quan hệ quần xã trong hệ sinh học của đất ô nhiễm nguyên thủy, sau xử lý ô nhiễm và đất sau hơn 40 năm bị phun rải nặng nề chất diệt cỏ/dioxin xuống rừng Mã Đà và A Lưới. Tất cả đều rất mới đối với khoa học cơ bản định hướng ứng dụng. Đây là cơ sở mấu chốt để đề tài đưa ra cách ứng dụng các qui luật của VSV để cải tiến trong thiết kế qui trình xử lý ô nhiễm dioxin đạt hiệu quả cao hơn, chi phí thấp, an toàn hơn;
Từ kết quả thu được của đề tài này thấy có thể sử dụng lý 3.384 m3 làm giống vi sinh vật để cung cấp cho các mô hình xử lý bằng phương pháp tăng cường sinh học;
Số liệu từ khu vực rừng chiến khu D (Mã Đà) và A Lưới có thể cung cấp một phần cho địa phương có nhu cầu sử dụng. Một cách tiếp cận thực sự hữu ích để xử lý khử độc không chỉ dioxin mà có thể sử dụng cho các khu vực ô nhiễm các loại POP khác;
Nghiên cứu này đã góp phần làm rõ thêm những gì mà chúng tôi mới nghiên cứu ở mức độ “bước đầu” ở những công trình khác.
Metagenome; Vi sinh vật; Đất ô nhiễm; Chất diệt cỏ; Dioxin; Gen; Enzyme
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 9
01 Giải pháp hữu ích
Đã đào tạo được 05 NCS Tiến sỹ và 01 Học viên cao học theo đúng hướng nghiên cứu của đề tài.