- Hoàn thiện công nghệ thiết kế chế tạo máy bơm sử dụng động cơ 33kW phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long
- Thiết kế và phân tích hiệu năng mạng backhaul/fronthaul di động thế hệ tiếp theo
- Ứng dụng tư liệu viễn thám ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và hệ thông tin địa lý (GIS) giám sát hiện trạng quá trình sinh trưởng dự báo sản lượng cà phê khu vực Tây Nguyên thí điểm tại địa bàn tỉnh ĐắkLắk
- Hiệu lực của cơ chế truyền dẫn chính sách giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam
- Sản xuất một số thực phẩm chức năng từ cá nóc Việt Nam
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất thơm từ các chủng nấm men chuyển hóa chất béo (oleaginous yeast) ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm
- Nghiên cứu khu hệ côn trùng nước bộ Cánh nửa (Hemiptera) tại khu vực miền núi phía bắc Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng ra quả cách năm góp phần tăng năng suất giống vải Trứng Hưng 2 Yên tại huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên
- Xây dựng mô hình hợp tác xã chăn nuôi kiểu mới theo hướng phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
CTDT/16-20
2019-17-1217/KQNC
Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Viện Chiến lược và Chính sách dân tộc
Ủy ban Dân tộc
Quốc gia
PGS.TS. Nguyễn An Ninh
PGS.TS. Bế Trung Anh, PGS.TS. Trần Trung, ThS. Phan Văn Cương, TS. Nguyễn Hồng Vĩ, ThS. Đinh Thị Hòa, TS. Hà Việt Quân, TS. Đoàn Văn Dũng, TS. Hoàng Mai, ThS. Dương Hiền Dịu, Cử nhân. Nguyễn Thị Hiếu, ThS. Nguyễn Duy Dũng, ThS. Phạm Quang Minh, Cử nhân. Trịnh Thị Chiên, ThS.Lê Hoàng Đức, Cử nhân. Bùi Thùy Trang, ThS. Mai Đức Hùng
Dân tộc học
01/06/2017
01/06/2019
03/09/2019
2019-17-1217/KQNC
10/12/2019
Luận giải nội dung cơ sở lý luận mô hình quản lý nhà nước về công tác dân tộc; Khái quát hóa, hệ thống hóa các cấu trúc, bộ máy, hiệu lực, hiệu quả, mô hình, quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở một số quốc gia trên thế giới; Phân tích và làm rõ được bài học kinh nghiệm về mô hình quản lý nhà nước về công tác dân tộc các nước trên thế giới áp dụng cho Việt Nam; Thực trạng mô hình quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Việt Nam; Đề xuất hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Việt Nam.
Đề tài cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang mong muốn có những đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban dân tộc. Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và cộng đồng về công tác dân tộc, khẳng định công tác dân tộc là vấn đề cần được quan tâm trong tiến trình phát triển, hội nhập quốc tế của Việt Nam và quản lý nhà nước về công tác dân tộc hiệu quả sẽ góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra động lực cho phát triển, bảo đảm công bằng xã hội, công bằng trong thụ hưởng và đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia-dân tộc. Đề tài mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc với cách tiếp liên ngành và đa ngành thay vì cách tiếp cận đơn ngành từ khoa học hành chính và quản lý nhà nước. Quá trình nghiên cứu đề tài là quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các cá nhân tham gia nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực nghiên của cán bộ, viên chức ở cơ quan chủ trì đề tài và các cơ quan phối hợp. Hoạt động phối hợp nghiên cứu cũng góp phần tạo ra sự chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về quản lý nhà nước, về công tác dân tộc nhằm phát huy lợi thế, tạo ra sự liên kết trong tổ chức nghiên cứu. Đề tài cũng thu hút và đào tạo các học viên sau đại học ở Học viện Hành chính Quốc gia. Dự kiến là 01 nghiên cứu sinh và 02 thạc sĩ. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu chính của đề tài sẽ được chuyển tải thành các bài viết, các ấn phẩm nhằm bổ sung tài liệu học tập, tài liệu đào tạo nhằm nhân rộng và phát huy những kết quả nghiên cứu của đề tài.
Mô hình; Quản lý nhà nước; Công tác dân tộc; Quốc gia; Thế giới; Bài học kinh nghiệm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học xã hội,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Hỗ trợ đào tạo 04 nghiên cứu sinh và 01 học viên cao học.