Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Xây dựng mô hình trồng bắp làm thức ăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tỉnh/ Thành phố

KS. Nguyễn Thị Mộng Thu

Khoa học tự nhiên

21/08/2018

15/10/2018

Từ năm 2018 đến nay, có 10/11 địa phương (thành phố Sóc Trăng; thị xã Ngã Năm; các huyện Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Trần Đề) có ứng dụng kết quả của dự án để trồng bắp, nuôi bò, chiếm 90,91%. Trong đó diện tích trồng bắp có ứng dụng kết quả của dự án là 90,5 ha và có 16 hộ dân đã ủ chua cây bắp để làm thức ăn nuôi bò sữa. Kết quả thực hiện dự án đã được Trạm Khuyến nông thành phố Sóc Trăng; Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Long Phú tham khảo để triển khai thực hiện 09 mô hình trồng bắp như: Mô hình luân canh cây trồng trên đất lúa; Mô hình trồng bắp ở huyện Mỹ Xuyên; Mô hình trồng bắp trên nền đất lúa; Mô hình 2 lúa + 1 bắp thích ứng biến đổi khí hậu; Mô hình trồng bắp xuống chân ruộng; Mô hình trồng bắp theo hướng an toàn tậm dụng phụ phẩm để chăn nuôi; Mô hình luân canh bắp gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Mô hình luân canh bắp sử dụng nấm xanh Metarhizium làm thức ăn cho bò sữa; Mô hình trồng bắp ở huyện Mỹ Tú. Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng thực hiện chuyên mục khuyến nông với chủ đề “Kỹ thuật trồng bắp làm thức ăn cho bò” và phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Trong quá trình nhân rộng kết quả của dự án, đã đào tạo được 01 thạc sỹ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp; có 310 nông dân ở các địa phương đã được tập huấn về kỹ thuật trồng bắp và kỹ thuật ủ chua thân bắp làm thức ăn cho bò. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân ở một số địa phương trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Trong thời gian qua, quy trình trồng bắp có sử dụng chế phẩm sinh học và quy trình ủ chua cây bắp để làm thức ăn cho bò sữa được Phòng Kinh tế thành phố, thị xã và Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện trong tỉnh khuyến cáo các nông dân áp dụng trong việc trồng bắp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm và hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Qua khảo sát cho thấy, các nông dân áp dụng quy trình trồng bắp theo kết quả của dự án đạt lợi nhuận bình quân là 34.940.330 đồng/ha tăng 7.796.380 đồng/ha so với khi chưa áp dụng quy trình (27.143.940 đồng/ha). Như vậy, lợi nhuận của việc áp dụng quy trình trồng bắp theo kết quả của dự án cao hơn 0,29 lần (29%) so với lợi nhuận trung bình khi chưa áp dụng quy trình. Sau khi kết quả thực hiện dự án đã được nghiệm thu, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao quyền sử dụng kết quả của dự án cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai việc nhân rộng kết quả của dự án tại Công văn số 816/UBND-VX ngày 07/5/2019. Bên cạnh đó, để triển khai nhân rộng kết quả thực hiện dự án, tỉnh đã hỗ trợ 271.038.000 đồng từ nguồn kinh phí khuyến nông thường xuyên, kinh phí của dự án VnSAT,... để xây dựng mô hình trồng bắp làm thức ăn nuôi bò.

Mô hình trồng bắp; Thức ăn nuôi bò sữa

Ứng dụng

Dự án KH&CN

. Số lượng công bố khoa học, văn bằng sở hữu công nghiệp có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng thực hiện chuyên mục khuyến nông với chủ đề “Kỹ thuật trồng bắp làm thức ăn cho bò” và phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng; Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng và các đơn vị có liên quan đã triển khai thực hiện các mô hình trồng bắp và tổ chức 03 lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng bắp, quy trình ủ chua cây bắp để làm thức ăn nuôi bò cho nông dân ở các địa phương trong tỉnh.