- Nghiên cứu công nghệ sản xuất chất thơm từ các chủng nấm men chuyển hóa chất béo (oleaginous yeast) ứng dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm
- Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt một cách có hiệu quả trên địa bàn Thị Trấn Gôi - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định
- Nghiên cứu thiết kế lõi IP mềm IP cứng cho IC nhận dạng tiếng nói tiếng Việt và chế tạo thiết bị trợ giúp người khuyết tật bằng tiếng nói
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất sinh hoạt và phát triển bền vững tài nguyên nước vùng Tây Nguyên
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới
- Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý và truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao ứng dụng kỹ thuật truyền thông quang vô tuyến cho các hệ thống thông tin vệ tinh
- Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị văn hoá du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và trồng một số loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao (Độc hoạt Vân mộc hương Bạch chỉ Huyền sâm Tục đoạn) theo hướng GACP - WHO tạo chuỗi sản xuất tại tỉnh Lào Cai
- Tuyển chọn một số giống lúa thuần năng suất chất lượng cao từ trường Đại học Hải Dương Trung Quốc phù hợp với điều kiện Thanh Hóa
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KHCN-TNB/14-19
2021-53-454/KQNC
Nghiên cứu ứng dụng và triển khai một số mô hình không phát thải hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm cho cụm dân cư nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Viện Môi trường và Tài nguyên
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Quốc gia
GS. TS. Lê Thanh Hải
TS. Trần Văn Thanh, PGS. TS. Lê Đức Trung, TS. Đỗ Thị Thu Huyền, PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh, KS. Nguyễn Mộc Đức, ThS. Huỳnh Văn Thái, TS. Nguyễn Như Hiển, ThS. Lê Quốc Vĩ, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Các khoa học môi trường
01/10/2018
01/11/2020
25/12/2020
2021-53-454/KQNC
16/03/2021
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Đề xuất được 13 mô hình ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường hướng tới không phát thải cùng với các bộ hồ sơ thiết kế, bản vẽ cho các chuỗi sinh kế đặc trưng tại các khu/cụm dân cư nông thôn ĐBSCL trong lĩnh vực: canh tác và trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi, nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại nhỏ, hoạt động du lịch,...; - Áp dụng các mô hình đề xuất để triển khai thí điểm thành công 04 mô hình cho 04 khu/cụm dân cư có sinh kế chính đặc trưng vùng nông thôn ĐBSCL gồm chăn nuôi, trồng lúa, trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản. Ngoài hiệu quả thực tế từ mô hình (môi trường, kinh tế, sinh kế và xã hội) thì các mô hình còn giúp người dân địa 1 phương cũng như cán bộ quản lý nhận thức sâu sắc được các lọi ích mà mô hình mang lại và có định hướng duy trì, nhân rộng mô hình một cách cụ thể, rõ ràng.
về mặt khoa học, công nghệ: - Thông qua các hoạt động thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu, điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn, quay phim, chụp hình,... đã đánh giá đưọ'c hiện trạng cũng như diễn biến các chuỗi sinh kế hỗn hợp khác nhau tại các khu/cụm dân cư nông thôn ĐBSCL gồm: đặc điểm phân bố dân cư, đặc trưng tổ hợp các thành phần sinh thái, các loại hình sinh kế tồn tại, các mô hình và giải pháp về hỗ trợ sinh kế và xử lý chất thải, các nguồn tác động môi trường,...; - Đề tài với cách tiếp cận rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận (nền tảng mô hình VACBNXT áp dụng cho các đối tượng làng nghề) và thực tiễn (các mô hình và giải pháp hiện hữu), nhóm thực hiện xây dựng được phương pháp luận phù hợp cho mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm hướng tói không phát thải cho các khu/cụm dân cư nông thôn với bộ tiêu chí định hướng. Phương pháp luận giúp đánh giá, lựa chọn các thành phần của mô hình này áp dụng cho từng khu/cụm dân cư để lựa chọn các giải pháp phù hợp với tùng mô hình suy biến và từng thành phần bổ sung để vẫn duy trì hiệu quả của mô hình, từ đó phát huy hiệu quả khả năng biến chuyển của mô hình đồng thời khắc phục các hạn chế còn tồn tại của mô hình khi áp dụng thực tế cho các đối tượng khác không phải làng nghề, trong nghiên cứu này là các khu/cụm dân cư nông thôn;. về mặt thực tiễn: Lần đầu tiên tại Việt Nam nói chung và tại ĐBSCL nói riêng triển khai được các mô hình ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường hướng tới không phát thải cho 04 khu/cụm dân cư có sinh kế chính đặc trưng vùng nông thôn ĐBSCL gồm chăn nuôi, trồng lúa, trồng cây ăn trái và nuôi thủy sản. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá hiệu quả về khả năng triển khai các mô hình sinh kế cũng như BVMT trong các cụm dân cư nông thôn, đồng thời cũng là cơ sở để nhân rộng mô hình cho những đối tượng, khu vực khác. Các sản phẩm của đề tài là nguồn dữ liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực, góp phần chung vào công cuộc BVMT và PTBV.
Ô nhiễm môi trường; Phát thải; Phòng chống; Đồng bằng sông Cửu Long
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 2
01 Sở hữu trí tuệ
01 Tiến sỹ và 02 Thạc Sỹ.