Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

CNC.07.DAPT/15

2021-37T-266/KQNC

Nghiên cứu phát triển sản xuất các giống mía với quy mô công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao cho vùng mía nguyên liệu Thanh Hóa

Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn

Quốc gia

CN. Lê Văn Tam

ThS. Nguyễn Duy Khái; KS. Lê Bá Chỉêu; CN. Đỗ Xuân Trường; KS. Le Huy Khiem; KS. Lê Thị Tuyêt; KS. Lâm Hô Trung; KS. Hoàng Văn Dương; KS. Nguyễn Văn Tuân; KS. Nguyễn Tất Hoàng; KS. Nguyễn Minh Tuấn; GS.TS. Đỗ Năng Vịnh; TS. Hà Thị Thúy; TS. Lê Như Kiểu; PGS.TS. Phạm Thị Vượng

Cây công nghiệp và cây thuốc

07/2015

11/2020

14/01/2021

2021-37T-266/KQNC

22/02/2021

7.1. Thu thập giống mía ưu việt với năng suất, hàm lượng đường và khả năng chống chịu sâu bệnh trong và ngoài nước - Dự án đã tiến hành đánh giá tuyển chọn thu thập được 28 giống mía (17 giống trong nước và 11 giống nhập nội), đã khảo nghiệm, đánh giá khả năng sinh trưởng, thích nghi, thời gian chín sớm, muộn và năng suất, chất lượng trong điều kiện có tưới và không tưới của các giống mía trong vườn tập đoàn giống của Lasuco; 28 giống đang được trồng đại trà ở các vùng nguyên liệu mía của miền Bắc: My5514; ROC 10;ROC23; HB2; HB3; QĐ 93-159; QĐ 94; VĐ 79; VĐ 55; VĐ 00326, Thu thập được ba giống của Brazil: Brazil 7515; Brazil 2; Brazil 3280, ba giống của Trung Quốc: Quảng Tây 02208; Quảng Tây 60; Liễu thành 03-1137,LS1, LS2… 7.2. Nghiên cứu đánh giá bộ giống mía thu thập trong vườn tập đoàn giống của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Dự án đã nghiên cứu mô tả các đặc điểm hình thái và đặc tính sinh trưởng chính của 28 giống mía triển vọng trong tập đoàn giống nhập nội và giống thu thập từ các địa phương. - Dự án đã tiến hành khảo nghiệm, đánh giá 28 giống mía triển vọng trong tập đoàn và tuyển chọn được 4 giống mía triển vọng, thích nghi với điều kiện canh tác cho vùng tưới tiêu chủ động và vùng nhờ nước trời không tưới bổ sung tại Thanh Hóa bao gồm giống QĐ93-159, VĐ00-236, Viên Lâm 6, My5514, ROC10, LS1, LS2. 7.3. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ phục tráng, chống thoái hóa đối với các giống mía tốt đang trồng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Dự án đã tiến hành đánh giá tuyển chọn thu thập được 28 giống mía, vườn tập đoàn giống tiêu chuẩn 2 ha gồm 28 giống mía ưu việt thu thập từ các vùng trên cả nước và từ các nước có nền công nghiệp mía đường tiên tiến gồm: LS1,LS2,QĐ 94-119, VĐ 93-159, VĐ 55, VĐ 00236, Viên Lâm 6, MY 5514, ROC 10, ROC 16, ROC 23, ROC 28, Đại Đường 668, VĐ 86-368, K84-200, QĐ 11, K88-92, K95-156, KK3, Suphanburi7, LK92-11, R579, Ấn Độ 1, Ấn Độ 2, F156, CB4. - Dự án đã tuyển chọn được 6 giống mía LS1, LS2, VDD93-159, VDD00-236, ROC 10 và MY5514 tại vùng nguyên liệu Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn cho phục tráng , dự án đã công nhận được: - Giống mía LS1, LS2 theo quyết định số: QĐ số 2535/QĐ-BNN-TT ngày 24/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống cho sản xuất thử; Các giống VDD93-159, VDD00-236, ROC10 và MY5514 được phục tráng và đã được hội đồng công nhận theo Quyết định số 490 QĐ/ĐLS-HĐQT ngày 22 tháng 09 năm 2020 của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn. 7.4. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chẩn đoán bệnh bằng các kĩ thuật sinh học phân tử phục vụ chọn giống, xác nhận vật liệu và giống sạch bệnh. 7.5. Nghiên cứu hoàn thiện các quy trình công nghệ tế bào vật liệu sạch bệnh phục vụ nhân nhanh các giống mía mới 7.6. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống mía ở quy mô công nghiệp 7.7. Quy hoạch vùng mía công nghệ cao của dự án 7.8. Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân tích đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất trồng mía làm cơ sở cho việc đầu tư sản xuất mía ứng dụng công nghệ cao. 7.9. Nghiên cứu đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của các giống mía được tuyển chọn trong điều kiện canh tác khác nhau (tưới tiêu chủ động và tưới nhờ nước trời). 7.10. Nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp cho mía trong điều kiện canh tác khác nhau. 7.11. Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất thâm canh mía. 7.12. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tưới công nghệ cao cho mía. 7.13. Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học chuyên dùng cho mía trên nền phụ phẩm công nghiệp mía đường. 7.14. Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác mía công nghệ cao trên quy mô lớn trong điều kiện có tưới nhằm đạt năng suất tối thiểu 120 tấn/ ha, chữ đường ít nhất 12 CCS tại ruộng, 7.15. Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác mía công nghệ cao trên quy mô lớn trong điều kiện canh tác nhờ nước trời đạt năng suất tối thiểu 80 tấn / ha, chữ đường 13 CCS tại ruộng 7.16. Nghiên cứu xây dựng 3 mô hình sản xuất mía nguyên liệu với tổng quy mô diện tích 500 ha ở vùng có tưới đạt năng suất tối thiểu 120tấn/ha, chữ đường ít nhất 12 CCS tại ruộng 7.17. Nghiên cứu xây dựng 02 mô hình sản xuất mía nguyên liệu với tổng quy mô diện tích 200 ha ở vùng không tưới (nhờ nước trời ) đạt năng suất tối thiểu đạt 80 tấn/ha, chữ đường 13 CCS tại ruộng. 7.18. Đánh giá hệ thống sản xuất giống hiện tại trong phạm vi công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và tại tỉnh Thanh Hóa. 7.19. Đánh giá hiện trạng công nghệ canh tác. 7.20. Xây dựng vườn giống mía ưu tú để phát triển sản xuất quy mô lớn 10.000 ha. 7.21. Hoàn thiện xây dựng Pilot và xí nghiệp nhân giống và hệ thống sản xuất giống mía hoàn chỉnh đáp ứng thay thế các giống cũ năng suất chất lượng thấp trên diện tích 10.000 ha sau 5 năm. 7.22. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giống. 7.23. Xuất bản tài liệu hướng dẫn, đào tạo, tập huấn (bao gồm cả phim về các quy trình). 7.24. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật (15-20 người) có khả năng làm chủ các quy trình công nghệ nhân giống, sản xuất mía bằng công nghệ cao.
18526

Giống mía; Công nghiệp; Nhân giống; Sản xuất; Kinh tế; Nguyên liệu

Ứng dụng

Dự án KH&CN

Ứng dụng quy trình sản xuất giống mía 3 cấp bằng kỹ thuật Nuôi cấy mô tế bào (Invitro) quy mô công nghiệp với công suất phòng NCM từ 3.000.000 cây - 5.000.000 cây/năm cung cấp nguồn giống sạch bệnh cho sản xuất nguyên liệu trong vùng Xây dựng các ruộng sản xuất mía bằng giống nuôi cáy mô với quy mô công nghiệp diện tích 10.000 ha ứng dụng quy trình sản xuất Công nghệ cao để tăng năng suất - chất lượng, hiệu quả sản xuất mía giống; nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn giống mía chất lượng phục vụ sản xuất mía giống; nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn giống mía chất lượng phục vụ sản xuất mía nguyên liệu cho vùng Lam Sơn và các vùng lân cận.