
- Xây dựng mô hình trồng chuối tiêu hồng theo hướng VietGAP mang tính chất sản xuất hàng hóa ở các vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị bệnh nhược cơ và lupus ban đỏ hệ thống
- Nghiên cứu đánh giá sự thay đổi trong cấu trúc bộ khung tế bào cơ thể sống trong điều kiện mô phỏng trạng thái vi trọng lực (simulated microgravity)
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo mật cơ sở dữ liệu quan hệ phục vụ phát triển chính phủ điện tử
- Nghiên cứu tình hình dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay
- Đánh giá tác động của Hiện định thương mại tự do Việt Nam - EU tới kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030
- Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm từ nhuyễn thể bằng công nghệ sinh học
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao khả năng kết nối truy cập thông tin về cảnh báo dự báo và kế hoạch ứng phó với thiên tai cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
- Những giải pháp cơ bản cấp bách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số nước ta



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.09.17/CNSHCB
2020-48-1217/KQNC
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất omega 679 từ vi khuẩn tía quang hợp ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hoàng Thị Yến
PGS. TS. Chu Hoàng Hà; CN. Trần Thị Thu Quỳnh; CN. Trần Thu Hà; ThS. Lưu Thị Tâm; TS. Đỗ Thị Liên; TS. Lại Thị Ngọc Hà; TS. Đinh Thị Thu Hằng; TS. Đỗ Thị Tuyên
Hoá dược học
10/2017
09/2020
26/11/2020
2020-48-1217/KQNC
04/12/2020
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
- Kết quả của đề tài đã phân lập được 155 chủng VKTQH từ 58 mẫu bùn, đất, nước ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đã sàng lọc được 2 chủng có khả năng sinh trưởng mạnh, tích lũy lipid cao và có khả năng tổng hợp axít béo không no (dạng omega-6,7,9): chủng HPB.6 đạt 81,66 % và chủng VTN.2 đạt 81,68 % của tổng axít béo tương ứng. Đã nghiên cứu đặc điểm sinh học và xác định trình tự đoạn gen mã hóa 16S rRNA. Kết quả chủng HPB.6 được đặt tên là Rhodovulum sulfidophilum HPB.6 và chủng VTN.2 được đặt tên là Rhodobacter sphaeroides VTN.2 - Đã xây dựng được mô hình (công nghệ và thiết bị) sản xuất sinh khối VKTQH quy mô 3-5 m3/bể và xây dựng được quy trình tách chiết, thu nhận dầu sinh học giàu omega 6,7,9 từ sinh khối VKTQH và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng. - Đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giàu axit béo không no omega 3,6,7,9, sản xuất thành công thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và được đặt tên LIVES OMEGA 3-6-7-9. Đã sản xuất và thu nhận 20.000 viên nang mềm từ 5kg dầu nguyên liệu. Viên nang mềm LIVES omega 3,6,7,9 có khối lượng 500mg/viên ± 7,5% (không bao gồm vỏ nang), mỗi viên chứa 250 ± 10% mg dịch omega 3,6,7,9 có độ tinh khiết 80% và đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viêm nang mềm thực phẩm bảo vệ sức khỏe LIVES omega 3,6,7,9. Sản phẩm này đã được Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 8454/2020/ĐKSP ngày 3/9/2020.
- Về ý nghĩa khoa học: Kết quả đề tài đã đóng góp về mặt khoa học, khẳng định đặc tính quý, hiếm của chủng VKTQH có khả năng tổng hợp MUFAs và PUFAs được phân lập tại Việt Nam. Những chủng VKTQH phân lập tại Việt Nam sẽ mang đặc thù sinh thái vùng, miền, sẽ có ưu điểm nổi trội hơn so với các chủng trên thế giới về tính chống chịu như: nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng lipid tổng số, hàm lượng và thành phần các axít béo không no đơn (MUFAs) và đa nối đôi (PUFAs) có trong VKTQH có nguồn gốc từ Việt Nam là rất cao. - Về hiệu quả kinh tế xã hội: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc quản lý đầm nuôi tôm hiệu quả từ đó những tác động kinh tế mà kết quả của đề tài có thể mang lại: - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm đa dạng hóa nguồn thực phẩm chức năng giàu omega 6, 7, 9 cho người dân; cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu omega 6, 7, 9 mới đi từ nguồn nguyên liệu là sinh khối VKTQH - một đối tượng dễ nuôi trồng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam. - Việc sản xuất sinh khối VKTQH phân lập tại Việt Nam giàu MUFAs và PUFAs đã đóng góp quan trọng trong việc chủ động nguồn thức ăn cho các đối tượng nuôi. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người dân về nhân nuôi VKTQH sử dụng làm thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thuỷ sản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa. - Cung cấp công ăn việc làm cho các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng đi từ dầu sinh học giàu omega từ nguồn nguyên liệu trong nước, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nội địa, cung cấp cho chương trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm giàu các chất có hoạt tính sinh học, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Omega; Lên men; Vi khuẩn sinh khối tía quang hợp; Công nghệ enzyme; Thực phẩm; Dược phẩm
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 3
Số lượng công bố quốc tế: 1
01 giải pháp hữu ích
01 thạc sỹ