- Nghiên cứu đánh giá biến động cực trị các yếu tố khí tượng thủy văn biển tác động của chúng tới môi trường phát triển kinh tế xã hội và đề xuất giải pháp phòng tránh cho các đảo đông dân cư thuộc vùng biển Miền Trung (chủ yếu là đảo Lý Sơn đảo Phú Quý)
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống quan trắc lưu lượng dòng chảy và lượng mưa hỗ trợ điều tiết an toàn hệ thống hồ chứa nước sông Đà
- Hệ thống hóa đánh giá các nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
- Nghiên cứu chọn tạo các tổ hợp lai giữa lợn nái Landrace và Yorkshire nhập khẩu từ Đan Mạch với một số lợn đực giống ngoại trong nước
- Nghiên cứu cấu trúc và đặc tính lý hóa của mạng gel ứng dụng trong bào chế kem bôi ngoài da
- Tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bản Nguyên cho sản phẩm chuối tiêu Bản Nguyên huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác mới trên cơ sở zeolit ZSM-5 vật liệu mao quản trung bình SBA-15 và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc các dạng tâm hoạt động đến hoạt tính xúc tác của vật liệu trong phản ứng oxi hóa các hợp chất chứa vòng thơm
- Thể chế phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
- Nghiên cứu xây dựng mô hình thu và lưu giữ nước phục vụ cấp nước sạch hiệu quả cho vùng khô hạn khan hiếm nước Ninh Thuận – Bình Thuận
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của học viên các lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính ở Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.01.13/CNSHCB
2016-48-757
Nghiên cứu quy trình tách chiết dầu sinh học giàu axit béo omega-3 và omega-6 (EPA DHA DPA) từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
PGS.TS. Đặng Diễm Hồng
TS. Ngô Thị Hoài Thu, TS. Hoàng Thị Lan Anh, TS. Hoàng Thị Minh Hiền, ThS. Lưu Thị Tâm, ThS. Lê Thị Thơm, ThS. Nguyễn Cẩm Hà, KS. Hoàng Thị Hương Quỳnh, KS. Phạm Văn Nhất, ThS. Phạm Đức Thuận
Các công nghệ sản phẩm sinh học, vật liệu sinh học, chất dẻo sinh học, nhiên liệu sinh học, các hóa chất được chiết tách từ sinh học, các vật liệu mới có nguồn gốc sinh học.
01/2013
12/2015
18/03/2016
2016-48-757
28/06/2016
378
- Vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium mangrovei PQ6 nuôi trồng trong bình lên men 30 và 150 lít (sử dụng cao nấm men công nghiệp) đạt 30,05 ± 0,16 và 37,04 ± 0,21 g khô/l; hàm lượng lipít chiếm 65,46 ± 0,23 % và 70,13 ± 0,23 % sinh khối khô; hàm lượng DHA chiếm 26,50 ± 1,12 % và 32,98 ± 1,02% tổng số axít béo, tương ứng sau 96 và 120 h nuôi cấy. Sinh khối tảo đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu tách chiết dầu sinh học làm thực phẩm chức năng cho người.
- Hàm lượng lipít tổng số của chủng PQ6 tách chiết đạt 70% sinh khối khô khi chiết 1 lần với n –hexan với tỷ lệ dung môi: sinh khối là 10:1 (v/w), khuấy liên tục trong 4 h ở 70-75oC. Điều kiện thủy hóa dầu tảo thô để loại bỏ photphatit thích hợp là sử dụng lượng nước bằng 3,5% khối lượng dầu, ở 45oC trong 20 phút.
- Xây dựng thành công quy trình sản xuất hỗn hợp axít béo omega-3 và omega-6 ở dạng tự do và dạng alkyl ester từ dầu vi tảo biển dị dưỡng S. mangrovei PQ6:
- Dầu sinh học giàu axít béo w-3 và w-6 sau quá trình tinh sạch đạt Tiêu chuẩn cơ sở đã đề ra để sản xuất viên thực phẩm chức năng. Các chất chống oxy hóa TBHQ (Tertiary butylhydroquinone - 0,02%), BHT (Butylhydroxytolene - 0,01%) có thể sử dụng để bảo quản dầu sinh học giàu axít béo ω-3 và ω-6 trong 3 tháng (đựng trong lọ, can nhựa màu, bọc giấy bạc xung quanh, ở 5-10oC). Với điều kiện tương tự, bổ sung vitamin E 0,0075% vào dầu sinh học có thể bảo quản trên 15 tháng vẫn bảo đảm chất lượng (về chỉ số peroxyt).
- Đã sản xuất được 10.000 viên nang mềm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Algal Oil Omega-3-6. Sản phẩm này đã được Cục An toàn Thực phẩm- Bộ Y tế xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Quyết định số 17282/2015/ATTP-XNCB ngày 17/07/2015. Viên nang mềm có chứa dầu sinh học giàu axít béo w-3 và w-6 có bổ sung vitamin E 0,0075% sau 6 tháng bảo quản, chỉ số peroxyt của viên nang mềm thay đổi không đáng kể, chất lượng của viên nang được duy trì ổn định. Tuy nhiên, hàm lượng các axít béo EPA, DHA và DPA trong viên nang chiếm 79,10% khối lượng dầu. Do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu tối ưu các thông số sản xuất để hoàn thiện quy trình bao viên dầu với một số lượng lớn.
Quy trình công nghệ nuôi trồng chủng PQ6 trên quy mô bình lên men 150 lít có năng suất sinh khối cao, quy trình tách chiết và làm giàu hỗn hợp axít béo omega - 3 và omega - 6 để thu được dầu sinh học có chất lượng tốt đạt TCCS đã đề ra cho dầu sinh học và viên Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Algal Oil Omega-3-6. Hiện nay, sản phẩm tương tự trên thị trường về viên nang dầu sinh học có chứa DHA, EPA, DPA chủ yếu đều phải nhập ngoại. Các sản phẩm dầu thực vật hiện nay đang bán trên thị trường chỉ có các axít béo với số carbon ≤18. Việt Nam chưa sản xuất được viên nang dầu có chứa EPA, DHA, và DPA và giá bán loại thực phẩm chức năng này còn cao, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Chính vì vậy, việc đề tài đã sản xuất được sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang mềm Algal Oil Omega-3-6 từ sinh khối vi tảo biển dị dưỡng trong đó hàm lượng DHA, EPA, DPA chiếm 79,10 % trong hỗn hợp dầu sinh học tạo ra được. Chúng tôi hy vọng rằng sau khi kết thúc đề tài này, các sản phẩm khoa học và công nghệ của đề tài sẽ được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Novaco để cùng nhau sản xuất và phân phối sản phẩm Algal Oil Omega-3-6 ra thị trường và từng bước thương mại hóa sản phẩm trên thị trường Việt Nam.
Tách chiết; Dầu sinh học; Axit béo; Sinh khối; Vi tảo
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
- 03 sinh viên đã tốt nghiệp: 6/2014: Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Minh Thành đã bảo vệ Luận án cử nhân CNSH tảo. - 01 Thạc sỹ đã bảo vệ: 12/2014: Lê Thị Thơm đã bảo vệ thành công Luận án Thạc sỹ - 01 NCS.: Góp phần đào tạo 01 nghiên cứu sinh (Lê Thị Thơm có Quyết định của Viện CNSH công nhận NCS. từ 5/2015-2019)