
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng dâu tây (Fragaria vesca) trong chậu ứng dụng tưới nhỏ giọt tại Núi Cấm huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang
- Xây dựng nhãn hiệu tập thể Hoàng Sin Cô Bát Xát cho sản phẩm Hoàng Sin Cô của huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu đục quả xoài tỉnh Sơn La
- Xu hướng biến đổi của tôn giáo và tác động đến đời sống xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đang đặt ra phương hướng giải quyết
- Nghiên cứu tính toán thiết kế buồng hút bể hút để cải tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trạm bơm vừa và lớn
- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón chuyên dùng cho nhãn chín muộn huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên
- Trồng thử nghiệm để lựa chọn sự thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng Đồng Hới của một số loại cây xanh đường phố
- Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre
- Nghiên cứu chế tạo chất etylenglycol dimetacrylat ứng dụng nâng cao chất luợng sản phẩm xốp cách âm cách nhiệt trên cơ sở PE/EVA
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến độ bền lâu dài của các công trình giao thông bằng bê tông cốt thép ở khu vực ven biển miền Trung



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
106-NN.04-2016.06
2020-48-454/KQNC
Nghiên cứu sản xuất pyruvate từ vi khuẩn Halomonas với nguồn carbon từ rong biển Ulva của Việt Nam
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Hoàng Thị Lan Anh
GS. TS. Đặng Diễm Hồng, TS. Hoàng Thị Minh Hiền, TS. Ngô Thị Hoài Thu, TS. Lưu Thị Tâm, ThS.L ê Thị Thơm, ThS. Nguyễn Cẩm Hà
Công nghệ sinh học
04/2017
04/2020
06/05/2020
2020-48-454/KQNC
27/05/2020
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
- Đã phân lập có 18 chủng Halomonas spp. Từ các mẫu đất, nước thu thập tại vùng biển/ rừng ngập mặn thuộc tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hoà; môi trường nuôi tảo Dunaliella teriolecta có khả năng sản xuất pyruvate ngoại bào;
- Đã chọn được 2 chủng tiềm năng là BL6 và C22 có khả năng tiết pyruvate ngoại bào cao hơn so với các chủng còn lại với hàm lượng pyruvate tương ứng là 25,38 và 28,16 g/L;
- Dựa các đặc điểm hình thái, sinh lý, hoá sinh quan trọng trong khoá phân loại của chi Halomonas cũng như đọc và so sánh trình tự đoạn gen 16S rRNA, 2 chủng tiềm năng Halomonas sp. BL6 và Halomonas sp. C22 đã được xác định là loài H. quamarina và H. hydrothermalis.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hai chủng tiềm năng là BL6 và C22 đã cho thấy chủng BL6 có khả năng sinh trưởng và phát triển trên môi trường có nồng độ muối NaCl 0,1-20% (tối ưu ở 5%), nhiệt độ 25-40°C (tối ưu ở 32°C), pH 6,0-12,0 (tối ưu pH 9,0). Chủng C22 có khả năng sinh trưởng và phát triển trên môi trường có nồng độ muối NaCl 0,1-10% (w/v) (tối ưu 5%), nhiệt độ 25-40°C (tối ưu ở 37°C), pH 6,0-12,0 (tối ưu pH 10,0).
- Đã tiến hành giải trình tự và lắp ráp de novo hệ gen của hai chủng vi khuẩn này. Bản draft genome của chủng BL6 có 3.720.962 bp với tỉ lệ G+C là 58,3%, N50 là 629,667bp, chứa 3401 trình tự mã hoá (CDSs, 57 tRNA, 6 tRNA và 1 tmRNA, có khoảng 3465 trình tự mã hoá cho protein đã được dự đoán. Trình tự hệ gen nói trên đã được đăng ký trên Genebankl với mã số VDGL00000000, BioProject ID (PRJNA546082), BioSample ID 9SAMN11951961). Bản draft của chủng C22 gồm 3.934.166 bp với tỉ lệ G+C là 60,2%, N50 là 580.246 bp, chứa 3600 trình tự mã hoá (CDSs), 58 t RNA và 1 tmRNA. Có khoảng 668
Các kết quả nghiên cứu thu được của đề tài có tính mới ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này được thể hiện ở các kết quả nghiên cứu về phân lập được thêm các chủng thuộc chi Halomonas có khả năng sinh tổng hợp pyruvate với hàm lượng cao và tiết ra môi trường nuôi cấy; việc xác định được các đặc điểm sinh học, so sánh về trình tự hệ gen với các loài đã được công bố. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu trong đề tài này cũng đã chứng minh về khả năng sử dụng dịch thuỷ phân rong Ulva làm nguồn carbon cho nuôi trồng Halomonas để sản xuất pyruvate, mở ra khả năng ứng dụng mới cho rong biển trong việc sản xuất các chất hoá học có giá trị cao ngoài những ứng dụng mang tính truyền thống.
Pyruvate; Vi khuẩn Halomonas; Carbon; Rong biển Ulva
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 2
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
02 thạc sỹ