liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

106-NN.02-2015.17

2019-48-688/KQNC

Nghiên cứu sự biểu hiện và đột biến gen liên quan đến tính kháng hóa chất diệt côn trùng (pyrethroid) của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus truyền bệnh sốt xuất huyết

Viện Nghiên cứu hệ gen

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

TS. Nguyễn Thị Kim Liên

PGS.TS. Nguyễn Thị Hương Bình, TS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, ThS. Nguyễn Thu Hiền, ThS. Trần Phương Thảo, ThS. Lê Bắc Việt, ThS. Lê Trung Kiên

Dược lý học

05/2016

04/2019

14/06/2019

2019-48-688/KQNC

26/06/2019

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Các kết quả xác định tỷ lệ nhiễm virus Dengue trong muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các địa điểm nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp Real time-RT-PCR và thử nghiệm tính kháng với hóa chất diệt côn trùng được tiến hành theo quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2016) cho thấy tính kháng ở các quần thể muỗi thu được ngoài thực địa có sự thay đổi rất khác nhau. Tất cả các quần thể muỗi Ae. aegypti thu ngoài thực địa vẫn còn nhạy với hóa chất thuộc nhóm organophosphate (ngoại trừ quần thể muỗi thu được ở Hà Tĩnh) nhưng đã kháng mạnh với hóa chất thuộc nhóm organochlorine (DDT), carbamate và lambda-cyhalothrin. Đối với hóa chất thuộc nhóm pyrethroid như deltamethrin tỷ lệ muỗi chết là 22%, 37% và 92% tương ứng ở quần thể muỗi ở Hà Nội, Khánh Hòa và Nghệ An. Tỷ lệ muỗi chết trong thử nghiệm với permethrin ở quần thể muỗi ở Hà Nội là 2%, ở Khánh Hòa là 7%. Tuy nhiên, các quần thể muỗi ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh vẫn nhạy với deltamethrin và permethrin, quần thể muỗi ở Nghệ An vẫn nhạy với permethrin nhưng đã kháng với deltamethrin. Từ các kết quả trên cho thấy quần thể muỗi ở Hà Nội và Khánh Hòa kháng mạnh với hóa chất diệt, các quần thể muỗi ở Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh có mức độ kháng thấp hơn. Các kết quả phân tích dữ liệu giải transcriptome của mẫu muỗi nhạy và mẫu muỗi kháng hóa chất diệt và so sánh mức độ sao chép giữa chủng nhạy Bora và chủng kháng Khánh Hòa cho thấy 672 gen có biểu hiện tăng sao chép và 488 gen có biểu hiện giảm sự sao chép. Trong số các gen có biểu hiện tăng sao chép, chúng tôi đã xác định được số lượng lớn các gen có liên quan đến tính kháng. Các gen này bao gồm 3 gen carboxyl esterase, 22 gen esterase, 100 gen mã hóa cuticle, 14 gen mã hóa cho endocuticle glucoprotein, 72 gen cytochrome P450, 35 gen glutathione S transferase, 30 gen UDP-glucuronosyl-transferase. Chúng tôi đã xác định được một số gen liên quan đến tính kháng có sự sao chép tăng cao ở chủng muỗi kháng với hóa chất diệt (chủng Khánh Hòa) so với chủng nhạy Bora. Các gen này bao gồm carboxyl esterase 1F (với giá trị FKPM là 2,32), esterase B1 (với giá trị FKPM là 28,20), cytochrome P450 4C1, 4C3, 4C21, 4D1, 4D1 đồng dạng X2, 4D2, 4D2 đồng dạng X2, 4G15, 6A2, 6A8, 6D3 và 9E2 (với giá trị FPKM từ 2,39 đến 147,66), GST1 (với giá trị FPKM là 70,93), UDP-glucuronosyl-transferase 1-3, 1-7, 2B15, 2B37 (với FPKM tương ứng là 15,35; 57,27; 11,92 và 23,88) (p
16248
Về mặt khoa học: Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào sự hiểu biết chung về tính kháng thuốc diệt côn trùng của quần thể muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết A. aegypti ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Về kinh tế - xã hội: Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào sự hiểu biết chung về tính kháng thuốc diệt của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc định hướng việc sử dụng thuốc diệt muỗi hiệu quả nhằm sử dụng lượng kinh phí thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất trong phòng trừ vector truyền bệnh sốt xuất huyết tại các địa điểm nghiên cứu và trên cả nước. Việc diệt trừ vector truyền bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đồng thời cũng đem lại hiệu quả cao trong kiểm soát và phòng trừ bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, giảm thiểu gánh nặng và chi phí kinh tế cho bệnh nhân và ngành y tế trong việc kiểm soát bệnh sốt xuất huyết. Về môi trường: Việc xác định tính kháng và nhạy cảm với các loại hóa chất diệt côn trùng khác nhau của quần thể muỗi sẽ góp phần vào việc định hướng sử dụng các loại hóa chất còn hiệu quả diệt cao trong các chiến dịch phòng trừ và diệt côn trùng của y tế dự phòng. Việc sử dụng hiệu quả thuốc diệt côn trùng sẽ góp phần bảo vệ môi trường tránh việc sử dụng dư thừa các loại hóa chất không còn tác dụng diệt côn trùng gây ảnh hưởng đến môi trường và thiệt hại về kinh tế.

Đột biến gen; Sao chép; Gen AaNav; Kháng hóa chất; Hóa chất diệt muỗi; Kỹ thuật trình tự mRNA; Aedes aegypti; Aedes albopictus; Sốt xuất huyết

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tạo 01 Thạc sỹ