- Xây dựng mô hình sản xuất thử giống cà chua cao sản T15 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nghiệp vụ dự báo định lượng mưa khu vực Nam Bộ và cảnh báo mưa lớn hạn cực ngắn cho Thành phố Hồ Chí Minh
- Đánh giá ô nhiễm của một số chất gây rối loạn nội tiết trong sông Kim Ngưu Hà Nội và nghiên cứu giải pháp xử lý giảm thiểu
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy CNC 3 trục gia công gỗ phục vụ trùng tu các di sản văn hóa truyền thống
- Tác động lan tỏa của doanh nghiệp nước ngoài lên hoạt động của doanh nghiệp trong nước
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc xin dengue sống giảm độc lực ở quy mô phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất yêu cầu đối với nguồn thông tin đầu vào và cơ chế vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thức ăn dự trữ cho đại gia súc và dây chuyền sản xuất viên nén sinh khối tại vùng Tây Bắc
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp dự báo lún mặt đất thành phố Hà Nội bằng kỹ thuật ra-đa giao thoa
- Nghiên cứu đặc điểm hệ gen và dịch tễ học phân tử virus gây bệnh Carre (Canine Distemper Virus) và Parvovirus (Canine Parvovirus) trên chó tại Việt Nam
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT.08.19/CNSHCB
2022-48-1245/NS-KQNC
Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học tái tổ hợp sinh tổng hợp Bioplastic từ phụ phẩm chế biến thủy sản
Viện Công nghệ Sinh học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Quốc gia
TS. Nguyễn Thị Đà
TS. Lã Thị Huyền, TS. Phạm Thanh Huyền, TS. Lê Thị Hồng Minh, TS. Tạ Thị Loan, ThS. Hà Thị Thu, ThS. Trần Mạnh Hải, CN. Nguyễn Trọng Linh, KS. Nguyễn Thu Trang, ThS. Vũ Thị Hiền
Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; các công nghệ sinh học chẩn đoán
01/2019
06/2021
23/12/2021
2022-48-1245/NS-KQNC
01/12/2022
Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Nhựa sinh học mang nhiều đặc tính giống như nhựa tổng hơp̣ có nguồn gốc từ dầu mỏ, với ưu điểm bị phân huỷ bởi các vi sinh vật để tạo thành CO2 và H2O khi được thải ra môi trường, polyhydroxyalkanoates (PHA) đã và đang là vật liệu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà sản xuất và chính phủ các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu về PHA tang lên nhanh chóng. Đề tài tập trung vào mục tiêu sàng lọc các chủng có khả năng sinh tổng hợp PHA trên nguồn cơ chất sử dụng là mỡ cá. Từ 197 chủng đã sàng lọc được 46 chủng phát màu cam sáng khi được nhuộm với Nile blue A. Trong 04 chủng được sàng lọc lựa chọn nghiên cứu tiếp theo có 02 chủng có khả năng tổng hợp PHV và 02 chủng tuyển chọn sinh tổng hợp PHB. Đề tài đã tạo ra được 03 chủng vi sinh vật tái tổ hợp từ chủng gốc B. megaterium DV01 và áp dụng công nghệ hiện đại can thiệp di truyền của chủng này để có hiệu quả tạo PHB cao với hàm lượng PHB của 01 chủng tích luỹ đạt > 70% CDW và 02 chủng tái tổ hợp có hàm lượng PHB tích luỹ đạt > 50% CDW. Nhựa sinh học thu từ các chủng vi sinh vật này tương lai còn có thể ứng dụng trong việc sản xuất các chất mang, hệ dẫn thuốc,... Thông qua đề tài, nhóm nghiên cứu tiến hành cải tiến công nghệ lên men, thu hồi và tách chiết nhằm đạt hiệu suất cao đồng thời thân thiện với môi trường. Chủng tái tổ hợp này có khả năng sản xuất PHA cao từ phụ phẩm cá và tận dụng được nguồn nitơ, cacbon giá rẻ từ các loai nguyên liệu phế thải từ công nghiệp chế biến thuỷ sản do đó có hy vọng lớn vào giá thành của sản phẩm PHA tạo ra.
Qua quá trình thực hiện đề tài, đội ngũ cán bộ nghiên cứu có thêm rất nhiều kiến thức kinh nghiệm và có thể chủ động trong công tác nghiên cứu cũng như chuyển giao về các công nghệ như: việc phân lập chủng, can thiệp di truyền, tổng hợp và phân tách PHA, công nghệ lên men thu nhựa sinh học, công nghệ tạo và bảo quản chế phẩm,…. Dựa trên các kỹ thuật này có thể sản xuất chế phẩm sinh học mới, giá thành cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường
Chế phẩm sinh học; Phụ phẩm chế biến thủy sản; Bioplastic; Chế tạo
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 1
Đề tài có đăng ký cấp bằng bảo hộ độc quyền với 01 đơn đăng ký sáng chế đã được chấp nhận đơn và 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ
Đề tài góp phần đào tạo 01 thạc sĩ và 02 sinh viên.