
- Tổng hợp tinh chế và thiết lập một số tạp chất làm chất đối chiếu góp phần phát triển ngành công nghiệp Hóa Dược Việt Nam
- Tạo giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá virus (TYLCV) và héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) ở Việt Nam bằng chỉ thị phân tử kết hợp với lai truyền thống
- Nhiệt động lực học và ứng dụng trong vấn đề mô hình hóa phân tích ổn định và điều khiển quá trình hóa học
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm kháng virus Herpes HSV từ cây thồm lồm Polygonum chinense L
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thiết bị chiết tách tinh dầu Tràm Trà (Melaleuca alternifolia)
- Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xã hội bền vững thích nghi với các hiện tượng thiên tai cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu khu vực Nam Trung Bộ Thử nghiệm cho tỉnh Ninh Thuận
- Hiệu lực của cơ chế truyền dẫn chính sách giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam
- Quan hệ Việt Nam – Thái Lan từ năm 2014 đến 2020
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường theo chuyên ngành Thử nghiệm ứng dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường cho một chuyên ngành
- Phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng hệ thống truyền thôgn quang không dây chuyển tiếp



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
479/QĐ-SGTVT
Nghiên cứu thiết bị giảm dao động cho dây văng cầu sông Hàn
Công ty Quản lý Cầu đường Đà Nẵng (2019) - (nay là Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng (năm 2024)
UBND TP. Đà Nẵng
Cơ sở
KS. Đỗ Xuân Tiến
Trần Từ Hải (Thư ký đề tài); TS. Nguyễn Duy Thảo
05/2018
04/2019
03/05/2019
479/QĐ-SGTVT
10/06/2019
Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cầu đường Đà Nẵng đã ứng dụng, lắp đặt thiết bị giảm chấn cho dây văng 18 phía hạ lưu cầu sông Hàn trong điều kiện thời tiết bất lợi (ở Đà Nẵng thời tiết bất lợi thường từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm), đối với các tháng còn lại trong năm, Công ty thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để kịp thời lắp đặt khi có gặp thời tiết bất lợi. Qua quá trình vận hành, Công ty nhận thấy việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế đã mang lại hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn các kết cấu công trình cầu sông Hàn.
a) Hiệu quả khoa học: Theo chỉ dẫn thiết kế của FIB (Ủy ban quốc tế về kết cấu bê tông) cho dây cáp văng: “Do dây văng có độ giảm chấn tự thân nhỏ (khoảng 0,6 - 1,0%) thì cần lắp thiết bị giảm chấn để chống lại các tác nhân rung do mưa, gió. Thiết bị giảm chấn phải cung cấp được giá trị giảm chấn từ 3% - 4% giá trị độ giảm lôga”. Qua số liệu khảo sát, đo đạc thì độ giảm chấn tự thân của dây văng 18 phía hạ lưu cầu sông Hàn trước khi lắp đặt thiết bị là 0,9232% và sau khi lắp đặt thiết bị giảm chấn là 3,8815%. Do đó, thiết bị giảm chấn này đã thành công trong việc hạn chế dao động của dây văng 18 phía hạ lưu cầu sông Hàn, hạn chế hiện tượng mỏi bên trong dây cáp văng, giúp tăng tuổi thọ của dây cáp. Đề tài nghiên cứu này là sự kết hợp giữa lý thuyết tính toán và thực tiễn chế tạo, lắp đặt thiết bị sau khi hoàn thành sẽ góp phần mở ra hướng mới trong việc sản xuất các loại thiết bị giảm chấn phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của khu vực Miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.
b) Hiệu quả kinh tế - xã hội: Việc chế tạo, sản xuất loại thiết bị giảm chấn này không đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá cao như các loại thiết bị giảm chấn khác, giá thành sản xuất thiết bị thấp hơn nhiều so với các thiết bị do các hãng nước ngoài sản xuất; kinh phí thực hiện khoảng 35.000.000 đồng (Ba mươi lăm triệu đồng chẵn). Với điều kiện thực tế, việc nghiên cứu ứng dụng thiết bị giảm chấn cản nhớt có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật hiện tại.
Quản lý cầu; Công nghệ xây dựng; Kỹ thuật xây dựng; Cầu; Cầu dây văng; Cầu quay; Cầu sông Hàn; Dao động; Thiết bị; Thiết bị giảm chấn; Giảm chấn; Dây văng; Dây cáp văng; Dây cáp; Cáp; Cáp dây văng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không có.
Không có.