liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

13/HĐ-ĐT.13.14/CNMT

2016-53-425

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị điện di mao quản hai kênh loại xách tay phục vụ đánh giá nhanh chất lượng nước tại hiện trường

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường

TS. Dương Hồng Anh

GS.TS. Phạm Hùng Việt, TS. Mai Thanh Đức, ThS. Nguyễn Duy Chiến, CN. Nguyễn Văn Quân, ThS. Nguyễn Thúy Ngọc, ThS. Vi Thị Mai Lan, ThS. Phạm Thị Thanh Thủy, ThS. Nguyễn Văn Tăng, ThS. Nguyễn Kim Diễm Mai

Thuỷ văn; Tài nguyên nước

24/02/2016

2016-53-425

21/04/2016

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia

Với nhu cầu phân tích nhanh, không biến đổi trạng thái các cấu tử, tiết kiệm chi phí bảo quản, vận chuyển mẫu, các thiết bị hiện trường ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong khoa học phân tích nói chung và trong lĩnh vực phân tích môi trường nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu phân tích tại hiện trường đồng thời nhiều chỉ tiêu chất lượng nước, đề tài đã phát triển thành công thiết bị điện di mao quản - detector độ dẫn không tiếp xúc, loại xách tay, 2 kênh và điều khiển tự động. Trong khuôn khổ của đề tài này 03 quy trình phân tích nhiều chỉ tiêu chất lượng môi trường nước sử dụng hệ thiết bị trên: (1) Quy trình phân tích đồng thời các ion: Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, NH4+, SO42-, NO3-, Cl-, NO2- trong nước mặt, nước ngầm. (2) Quy trình phân tích đồng thời các ion: Na+, K+, Ca2+, Mg2+, NH4+, SO42-, NO3-, NO2- , Cl- trong nước mưa. (3) Quy trình phân tích đồng thời dư lượng các dược phẩm: naproxen, diclofenac, ibuprofen trong nước thải bệnh viện hoặc sản xuất dược phẩm đã được xây dựng và áp dụng thử nghiệm để đánh giá hoạt động của hệ thống thiết bị trong điều kiện thực tế. Trong thời gian thực hiện đề tài, thiết bị đã được Trung tâm Quan trắc Môi trường Tổng cục Môi trường (CEM) sử dụng từ ngày 05 đến ngày 19 tháng 11 năm 2015. Kết quả hoạt động cho thấy thiết bị làm việc ổn định, sai khác so với phương pháp tiêu chuẩn (UV-Vis, ICS) tại PTN của CEM trong khoảng 15%. Thiết bị cũng đã được các cán bộ Đại học Kỹ thuật Hưng Yên, Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường sử dụng từ ngày 06 đến ngày 20 tháng 10 năm 2015, để phân tích đồng thời nhóm cation và anion trong mẫu nước tại hiện trường và phòng thí nghiệm, cho kết quả đồng nhất với phương pháp so sánh AAS, Voltametry. Sau khi đề tài đã nghiệm thu, thiết bị được sử dụng tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho nghiên cứu và hỗ trợ đào tạo, đã sử dụng để triển khai 01 đề tài Nafosted, 01 đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: công bố thêm 06 bài báo trong nước, 03 bài báo quốc tế.
12264
So sánh với tất cả các hệ thiết bị điện di mao quản thương phẩm và tự chế cả loại để bàn và hiện trường, thiết bị này có điểm khác biệt đầu tiên là có 2 kênh thay vì 1 kênh (kênh ở đây hiểu là: 2 hệ dẫn lưu lỏng/2 mao quản/2detector), tức là hoạt động tương đương như 2 máy điện di chạy cùng song song. Đây là giải pháp để hệ có khả năng phân tích đồng thời hai nhóm chất có đặc tính khác nhau (ví dụ cả cation cả anion), hoặc hai nhóm chất có đặc tính tương tự nhưng cần phải có các điều kiện tách tối ưu khác nhau để đảm bảo về độ nhạy. Thiết bị là loại tự động trong việc lấy mẫu, bơm mẫu, điều khiển bằng máy tính; là loại xách tay – kích thước nhỏ gọn, tích hợp được trong vali xách tay (cỡ 10 kg), có thể hoạt động bằng nguồn điện ắc quy, phục vụ cho mục đích phân tích tại hiện trường. Hệ thiết bị điện di mao quản 2 kênh xách tay đã chế tạo và các quy trình phân tích đã phát triển trong khuôn khổ đề tài này có đủ khả năng áp dụng trong phân tích các chỉ tiêu cation và anion cơ bản ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho các đối tượng phòng thí nghiệm phân tích, quan trắc. Với việc phát triển thêm các quy trình ứng dụng cho từng đối tượng sử dụng, thiết bị này có thể dùng cho các cơ sở đào tạo, dịch vụ và nghiên cứu.

Chế tạo thiết bị; Điện di mao quản; Chất lượng nước

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không