Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu thiết kế chế tạo và triển khai ứng dụng hệ thống thiết bị trữ nhiệt cho máy điều hòa công suất trung bình và lớn nhằm nâng cao hiệu quả chạy máy và tránh vận hành giờ cao điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Võ Chí Chính

ThS. Huỳnh Sang; ThS. Phạm Phú Thanh Sơn; ThS. Lê An; KS. Nguyễn Thanh Việt; CN. Trần Thi Thắm; ThS. Nguyễn Thanh Trí

Toán học ứng dụng

01/2020

05/2022

Chế tạo và lắp đặt Hệ thống tại nơi triển khai dự án (Công ty CP Xây lắp Kỹ thuật C.H.K); Triển khai áp dụng tại Công ty TNHH Apple film Đà Nẵng. Đã triển khai áp dụng thành công bể trữ lạnh dạng băng với dung tích tạo đá 3 m3. Hệ thống hoạt động ổn định, băng tạo thành tốt và mang lại hiệu quả thiết thực cho đơn vị triển khai.
TP-411
Với một bể trữ lạnh dung tích không lớn, chi phí đầu tư tương đối nhỏ nhưng hằng năm thu lại lợi nhuận tương đối cao 38,9 triệu/năm. Nếu đánh giá thêm hiệu quả do vận hành ban đêm tiết trời mát hơn thì chắc chắn hiệu quả còn cao hơn. Đối với đề tài nghiên cứu chi phí đầu tư cao hơn, nhưng nếu triển khai thực tế sẽ rẻ hơn. Hệ thống điều hòa thích hợp nhất để áp dụng giải pháp này là hệ thống công suất lớn water chiller. Đối với hệ thống trữ lạnh công suất trung bình giải pháp trữ lạnh bằng băng là hợp lý nhất cho phép giảm kích thước bể xuống gần 10 lần so với trữ nhiệt bằng nước hoặc 2 lần so với muối Eutectic. Nên kết hợp trữ nhiệt bằng băng và sử dụng nước muối làm chất tải nhiệt để tránh hiện tượng đóng băng xung quanh ống trao đổi nhiệt dàn lạnh, tăng nhiệt trở và gây ngập lỏng về cuối quá trình tạo băng, đồng thời tăng nhanh thời gian kết đông. Trong tất cả các hệ thống điều hòa không khí, trữ lạnh áp dụng cho hệ thống điều hòa Water chiller là thuận lợi và phù hợp nhất, do có sẵn hệ thống nước làm lạnh cho các hộ tiêu thụ. Từ dữ liệu kết quả mô phỏng quá trình kết đông trên ống, trên vách phẳng và quá trình xả đông đã giúp bố trí các dàn ông trao đổi nhiệt một cách hợp lý bên trong bể trữ lạnh. Quá trình xả băng diễn ra nhanh hơn so với kết đông vì lớp băng tan tạo thuận lợi hơn cho trao đổi nhiệt. Đối với dự án trang bị hệ thống điều hòa Water chiller mới, nên nghiên cứu đầu tư hệ thống trữ lạnh kiểu có thể hoạt động liên tục (tức vừa trữ lạnh vừa có thể xả lạnh để điều hòa) thay thế hoàn toàn và không cần đầu tư cụm máy Water chiller mà hệ thống vẫn có thể hoạt động tốt và mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn.

kỹ thuật năng lượng; kinh tế năng lượng; tiết kiệm năng lượng; năng lượng; năng lượng điện; điều hòa không khí; giải pháp; giải pháp tiết kiệm năng lượng trong điều hòa không khí; giải pháp kỹ thuật; giải pháp lắp đặt; giải pháp vận hành; vận hành trữ lạnh; giải pháp trữ lạnh; lựa chọn các giải pháp trữ lạnh; trữ lạnh điều hòa không khí; trữ lạnh; phân loại trữ lạnh điều hòa; quy trình trữ lạnh; bể trữ lạnh; thiết kế bể trữ lạnh; chế tạo bể trữ lạnh; lắp đặt bể trữ lạnh; thiết bị trao đổi nhiệt; chế tạo; dàn ống trữ lạnh; chế tạo dàn ống trữ lạnh; chế tạo hệ thống lạnh; hệ thống lạnh; chế tạo cụm máy lạnh; môi chất trữ lạnh; lựa chọn môi chất trữ lạnh; môi chất làm lạnh và tải lạnh; phương pháp trữ lạnh; tích trữ lạnh nhiệt hiện; tích trữ lạnh nhiệt ẩn; hệ thống điều hòa không khí; hệ thống trữ lạnh; thiết kế hệ thống trữ lạnh

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không