liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

22 /HĐ-KHCN-NTM

2022-02-0644/NS-KQNC

Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước nuôi tôm theo nguyên tắc tuần hoàn và sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ xây dựng nông thôn mới

Viện Môi trường Nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

TS. Bùi Thị Lan Hương

TS. Hà Mạnh Thắng, PGS.TS. Mai Văn Trịnh, TS. Đào Văn Thông, ThS. Đỗ Thị Hải, ThS. Lê Thị Thanh Thủy, ThS. Đỗ Thị Thủy, ThS. Hà Thị Thúy, ThS. Mai Văn Tài, KS. Trần Thị Tâm, ThS. Đinh Tiến Dũng, TS. Nguyễn Văn Thiết, ThS. Đỗ Thị Hồng Dung, ThS. Trương Thanh Ka, CN. Lê Thị Thúy Hồng, ThS. Nguyễn Thị Thắm, ThS. Phạm Thị Thu Thủy

Nuôi trồng thuỷ sản

12/2020

11/2021

05/05/2022

2022-02-0644/NS-KQNC

27/06/2022

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Đề tài: Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước nuôi tôm theo nguyên tắc tuần hoàn và sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện với các kết quả cụ thể: 01 bộ hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước tuần hoàn sử dụng năng lượng mặt trời cho nuôi tôm tại miền Bắc bao gồm bản vẽ chi tiết các thông số kỹ thuật phù hợp với mô hình xử lý nước bằng công nghệ tuần hoàn có sử dụng năng lượng mặt trời bao gồm: thiết bị về năng lượng mặt trời, các vật liệu, vật tư phục vụ xử lý nước…với quy mô > hoặc = 5.000 m2 phục vụ cho công nghệ nuôi tôm thẻ; 01 quy trình xử lý nước nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn sử dụng năng lượng mặt trời có thể sử dụng trong các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và các hộ nuôi tôm khác. 01 mô hình ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm sử dụng năng lượng mặt trời và tái sử dụng nước với Quy mô 5.000 m2, góp phần tiết kiệm hơn 20% lượng điện tiêu thụ thường xuyên, tái sử dụng nước lên đến 80% đã có xác nhận của UBND huyện Đầm Hà; 01 bộ tài liệu tập huấn ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm sử dụng năng lượng mặt trời và tái sử dụng nước có thể làm tài liệu cho các cán bộ khuyến ngư ; - Sản phẩm của đề tài 01 mô hình ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm sử dụng năng lượng mặt trời và tái sử dụng nước với Quy mô 5.000 m2, góp phần tiết kiệm hơn 20% lượng điện tiêu thụ thường xuyên, tái sử dụng nước lên đến 80% được huyện Đầm Hà – Quảng Ninh tiếp nhận và ứng dụng kết quả của đề tài. Hiện nay mô hình đang tiếp tục được sửa dụng tại tại thôn Phúc Tiến, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà - Quảng Ninh
20874
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Hệ thống ĐMT được lắp đặt tại trang trại có công suất 20kW đã hoạt động hiệu quả. Với việc sử dụng ĐMT trong hoạt động sản xuất thì trang trại đã tiết kiệm được 23% trên tổng số lượng điện tiêu thụ trung bình tháng và đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 23% kinh phí chi trả cho tiền điện. Ý nghĩa về mặt khoa học: chất lượng nước trong mô hình sau khi lọc ở ao nuôi cho thấy hiệu quả lọc giảm rõ rệt, các chỉ tiêu như TSS, NH3-N đạt trên 60% với nước trong ao nuôi tôm và nước sau lọc. Các chỉ tiêu khác như COD, BOD5, Nts, Pts…. Đều giảm từ 10-20% trong ao nuôi tôm khi lọc tuần hoàn. Ý nghĩa đối với kinh tế và xã hội, tài nguyên và môi trường - Góp phần giảm lượng điện tiêu thụ, giảm gánh nặng cho ngành điện, tận dụng được nguồn năng lượng sẵn có trong tự nhiên. Giảm ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm, hạn chế được dịch bệnh Địa chỉ ứng dụng: Các hộ nuôi tôm, các công ty, hội nông dân tại khắp tỉnh thành trên cả nước có thời gian và cường độ ánh sáng cao.

Xử lý nước nuôi tôm; Năng lượng mặt trời; Tiết kiệm năng lượng; Chất lượng nước

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Chưa có

Không