Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KX.01/16-20

2020-53-864/KQNC

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất chính sách giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo (innovation) của doanh nghiệp Việt Nam

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

TS. Trịnh Ngọc Thạch

PGS.TS. Đào Thanh Trường; ThS. Nguyễn Thị Thúy Hiền; TS. Đặng Kim Khánh Ly; ThS. Nguyễn Hoàng Hải; ThS. Lưu Hoàng Long; ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh; ThS. Phạm Minh Thúy; ThS. Trần Tiến Anh

Kinh tế và kinh doanh

09/2017

02/2020

09/07/2020

2020-53-864/KQNC

- Về cơ sở lý luận: Đề tài nhận định “năng lực đổi mới sáng tạo” của doanh nghiệp không chỉ bao gồm R&D mà còn là cải tiến công nghệ, tổ chức, tài chính, các mô hình kinh doanh. Đề tài sử dụng cách định nghĩa và phân loại về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo Olso của OECD, theo đó, năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được đo bằng 04 hoạt động bao gồm: 1) đổi mới tổ chức và quản lý; (2) đổi mới sản phẩm; (3) đổi mới quy trình sản xuất và (4) đổi mới mô hình kinh doanh. - Trên cơ sở đánh giá thực tiễn hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở các quốc gia tiêu biểu có kinh nghiệm về hỗ trợ đổi mới sáng tạo của 03 loại hình doanh nghiệp (bao gồm: doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp du lịch); và dựa trên những nét tương đồng về văn hóa, chính sách mở cửa, hội nhập, lợi thế so sánh về địa lý; nguồn nhân công; các nét khác biệt cơ bản (như thể chế chính trị, quy mô thị trường và nguồn tài nguyên); trình độ phát triển của nền kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia được so sánh để rút ra một số bài học về chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp tại Việt Nam. - Thông qua thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của 03 loại hình doanh nghiệp, có thể thấy rằng trong 4 hoạt động đổi mới sáng tạo, đổi mới tổ chức và quản lý là hoạt động yếu nhất và hoạt động đổi mới mô hình kinh doanh được đánh giá có hiệu quả cao nhất. Có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp và hiệu quả của từng hoạt động đổi mới sáng tạo. Đối với doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ, đổi mới quy trình sản xuất được coi là hiệu quả nhất. Trong khi, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hoạt động đổi mới sản phẩm còn doanh nghiệp du lịch là hỏa động đổi mới mô hình kinh doanh. - Đề tài khẳng định đổi mới sáng tạo là hoạt động tất yếu của doanh nghiệp, có tầm quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo không chỉ là hoạt động lớn như R&D mà có thể là những sự cải tiến, áp dụng những chi tiết mới, phương thức quản lý tổ chức mới nhưng làm thay đổi dây chuyền sản xuất hoặc tăng năng suất, nâng cao hiệu suất lao động cho doanh nghiệp. - Nghiên cứu cũng đã đề xuất nhóm giải pháp dành cho Chính phủ, các cơ quan quản lý như Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như kiến nghị cho các doanh nghiệp thuộc 03 lĩnh vực (bao gồm: công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch); trong đó nhấn mạnh bên cạnh chính sách của chính phủ hỗ trợ về tài chính, thủ tục hành chính, về nhân lực, về cơ sở hạ tầng… thì chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo là yếu tố đủ để có thể thúc đẩy nhu cầu và năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. a. Ứng dụng trong hoạt động đào tạo: b. Ứng dụng trong việc xây dựng, hoạch định chính sách c. Ứng dụng trong đời sống, sản xuất, kinh doanh:
17764
Ứng dụng tại: - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội   ¬¬¬¬- Khoa Khoa học Quản lý, Trường ĐH KHXH&NV - Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

Doanh nghiệp; Đổi mới sáng tạo; Chính sách; Năng lực; Chính sách; Phát triển

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không