- Tối ưu không trơn: Điều kiện tối ưu và tính chất tập nghiệm
- Điều tra, đánh giá khả năng thích ứng của một số loài dược liệu trồng dưới tán rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển các loài dược liệu quý hiếm
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế hình thành xác định và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng
- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất cây giống hoa Cát Tường (Eustoma Grandiforum (Raf) Shinn) và thử nghiệm trồng hoa thương phẩm tại Hải Phòng
- Khai thác và phát triển nguồn gen vi sinh vật tạo hương để sản xuất một số loại nước mắm đặc sản
- Nghiên cứu chế biến bã đậu nành của công nghiệp chế biến sữa làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong việc tự động hóa đo độ mặn và mực nước tại hệ thống thủy lợi huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
- Các bài toán hyperbolic và ứng dụng trong các dòng chảy chất lưu phức hợp
- Cấu trúc các tính chất điện tử và truyền dẫn của vật liệu hai chiều và các vật liệu xếp lớp van der Waals giữa chúng
- Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại TPHCM
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐTĐL.CN - 56/15
2019-02-707/KQNC
Nghiên cứu tính toán dòng chảy phục vụ công tác quản lý và sử dụng nguồn nước lưu vực sông Cả trên cơ sở ứng dụng các mô hình toán và công nghệ viễn thám
Viện quy hoạch thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Nguyễn Văn Tuấn
ThS. Bùi Tuấn Hải, TS. Bùi Nam Sách, TS. Lê Viết Sơn, ThS. Lương Ngọc Chung, ThS. Lê Thanh Hà, ThS. Phan Tuấn Phong, ThS. Hà Thanh Lân, PGS.TS. Phạm Quang Vinh, ThS. Nguyễn Thanh Bình, KS. Nguyễn Ngọc Thắng
Thuỷ văn; Tài nguyên nước
01/12/2015
01/11/2018
22/04/2019
2019-02-707/KQNC
26/06/2019
Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Nghiên cứu đã ứng dụng tổng hợp một bộ công cụ trợ giúp quản lý nguồn nước trên lưu vực sông Cả gồm nhiều mô hình toán tiên tiến bao gồm các phần mềm mô hình toán thủy văn (NAM, HYMOS), mô hình thủy lực (MIKE 11) trong tính toán dòng chảy, kết hợp với các thông tin viễn thám. Nghiên cứu kết hợp ứng dụng mô hình toán và viễn thám trong giải quyết bài toán tính toán dòng chảy phục vụ quản lý tài nguyên nước. Hướng nghiên cứu kết hợp cả hai công nghệ tiên tiên và hiện đại vào giải quyết bài toán tính toán dòng chảy là thể hiện tính độc đáo, sáng tạo và sẽ đem lại các kết quả thiết thực phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt có thể khắc phục được tình trạng thiếu hụt số liệu thực đo và có thể đánh giá, tính toán trên quy mô lớn. Nghiên cứu đã lần đầu tiên xây dựng trang thông tin WebGIS có thể kết nối trực tiếp từ Internet phục vụ kịp thời công tác quản lý và vận hành công trình thủy lợi. Nghiên cứu sử dụng các phần mềm và server mã nguồn mở giúp giảm chi phí sử dụng phần mềm và vận hành hệ thống.
Hiệu quả kinh tế: Hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng nguồn nước. Việc ứng dụng mô hình toán và công nghệ viễn thám trong tính toán dòng chảy lưu vực sông Cả, qua đó đề xuất được giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Cả và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi và quản lý, sử dụng nước hợp lý cho vùng hạ du sông Cả giúp nâng cao hiệu quả vận hành điều tiết cấp nước của các hồ chứa thượng nguồn và khả năng khai thác nguồn nước của các công trình hạ du trong mùa cạn. Trong mùa lũ sẽ nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng, uy hiếp tài sản của khu vực trũng thấp. Hiệu quả xã hội: Kết quả nghiên cứu đề tài giúp sẽ giúp cho việc khai thác, sử dụng nước dọc hai bên bờ sông Cả được thuận lợi. Việc tính toán dòng chảy lưu vực sông Cả giúp cung cấp nguồn nước và đảm bảo an toàn cho khu vực dân cư vùng hạ du sông Cả.
Dòng chảy; Sử dụng nước; Viễn thám; Mô hình toán; Lưu vực sông; Công nghệ WebGIS
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Đào tạo 03 thạc sĩ; Hỗ trợ đào tạo 01 Tiến sĩ.