Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

10/ĐT-KHCN/2021

12/2022/KQNC

Nghiên cứu triển khai hiệu quả giáo dục STEM trong các trường trung học tỉnh Ninh Bình

Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

UBND Tỉnh Ninh Bình

Tỉnh/ Thành phố

Khoa học Xã hội và Nhân văn

ThS. Phan Thành Công

Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

01/2021

09/2022

17/10/2022

12/2022/KQNC

21/11/2022

Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Sau khi đề tài được Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu năm 2022, ngay từ đầu năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình đã triển khai và áp dụng rộng rãi 8 chủ đề/kế hoạch dạy học STEM của 8 môn học/liên môn (Toán, Vậ lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và 2 chủ đề liên môn), cụ thể các chủ đề: “Bình chữa cháy mi ni”, “Biến rác thải nhà bếp – thành phân bón hữu cơ”, “Ứng dụng thực tế của tam giác đều”, “Chế tạo phao bơi”, “Chế tạo cầu bập bênh”, “Robot thông minh – hành trình cho tương lai”, “Thiết kế và chế tạo mô hình trồng rau trên ban công sử dụng công nghệ hiện đại”, “Giáo dục STEM qua thiết kế máy phát điện xoay chiều một pha sử dụng sức gió”; 8 mô hình hoạt động câu lạc bộ STEM theo các môn học và mô hình phòng học STEM (STEM lab) ở tất cả 141 trường TH&THCS/THCS và 27 trường THPT trong tỉnh qua các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH đầu năm học; các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong năm học cho 409 cán bộ quản lý (96 CBQL THPT, 313 CBQL THCS); 4845 giáo viên của 14 môn học và hoạt động giáo dục (1657 GV THPT và 3188 GV THCS); qua các hội nghị giao ban khối các Phòng GDĐT, các trường THPT, các buổi chuyên đề chuyên môn cấp THCS, THPT trong năm học 2022-2023 và đang triển khai tiếp năm 2023-2024.
NBH-UDKQ-037-2023
Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở GDĐT có ý nghĩa rất thiết thực, gắn liền với việc triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tỉnh Ninh Bình; có ý nghĩa trước mắt và lâu dài, các giải pháp đã góp phần giải quyết những khó khăn cho cán bộ quản lý và giáo viên trung học trong quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục STEM đạt hiệu quả nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Việc triển khai các giải pháp giáo dục STEM của đề tài vào trường trung học tỉnh Ninh Bình mang lại nhiều ý nghĩa: - Đảm bảo giáo dục toàn diện: triển khai giáo dục STEM ở nhà trường, bên cạnh các môn học đang được quan tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kĩ thuật cũng sẽ được quan tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất. - Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: các dự án học tập trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh. - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: khi triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Kết nối trường học với cộng đồng: để đảm bảo triển khai hiệu quả giáo dục STEM, cơ sở giáo dục phổ thông thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM phổ thông cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù địa phương. - Hướng nghiệp, phân luồng: tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường trung học, học sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. Thực hiện tốt giáo dục STEM ở trường trung học cũng là cách thức thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, các ngành nghề có nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Với ý nghĩa thiết thực trên, hiện nay các giải pháp mà đề tài đưa ra đã được triển khai có hiệu quả cao trong các nhà trường ở Ninh Bình. Từ 8 chủ đề/kế hoạch bài dạy STEM ở các môn học đã được nhân rộng thành hàng trăm chủ đề/kế hoạch bài dạy mới với các cách thức thể hiện phong phú và được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các nhà trường. Năm học 2022-2023, các trường trung học đã tổ chức được 137 chuyên đề về giáo dục STEM (72 chuyên đề cấp THCS; 65 chuyên đề cấp THPT); Câu lạc bộ STEM trong các nhà trường hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2022-2023 toàn tỉnh có 397 dự án KHKT cấp cơ sở và 107 dự án dự thi cấp tỉnh của 33 đơn vị (25/27 trường THPT và 8 phòng GDĐT) thuộc 15 lĩnh vực, đối với Cuộc thi cấp tỉnh có 68 dự án đoạt giải trong đó có (5 Nhất, 28 Nhì, 18 Ba, 17 Tư). Sở GDĐT đã lựa chọn 2 dự án xuất sắc nhất chuẩn bị dự thi Cuộc thi KHKT cấp quốc gia và đạt 01 giải Nhì. Kết quả Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia của tỉnh Ninh Bình đạt thành tích cao. Nhiều phòng bộ môn KHTN/Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học trong các trường đã được quan tâm để có thể thực hiện các chủ đề STEM một cách thường xuyên và hiệu quả. Việc triển khai nhân rộng thực hiện các giải pháp đề tài không chỉ giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trung học phổ thông trong tỉnh thực hiện tốt các quy định mà còn phát huy năng lực sáng tạo của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên trong quản lý giáo dục và giảng dạy ở đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học ở Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. - Các cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài cũng giúp cho các cán bộ quản lý cấp Sở, phòng, trường nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, bổ sung kiến thức cho công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường. - Qua các mô hình này giúp cho các cơ quan, ban, ngành có liên quan (trường đại học, cao đẳng) và các Sở, ban ngành tham khảo khi quan tâm đến các vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong trường trung họ

Nghiên cứu; Triển khai; Hiệu quả giáo dục STEm; Ở các trường trung học tỉnh Ninh Bình.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học xã hội,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế, Là cơ sở để đề xuất những nội dung nghiên cứu những vấn đề mới.

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường trung học cơ sở, THPT đã sử dụng kết quả của đề tài cho nội dụng luận án, luận văn và viết sáng kiến của mình về giáo dục STEM.