Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KC.09.18/11-15

2016-02-462

Nghiên cứu triển khai quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác nguồn lợi cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam

Viện nghiên cứu hải sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quốc gia

Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển

PGS.TS. Đoàn Văn Bộ

ThS. Nguyễn Hoàng Minh, TS. Nguyễn Khắc Bát, ThS. Nguyễn Viết Nghĩa, ThS. Nguyễn Duy Thành, ThS. Bùi Thanh Hùng, ThS. Nguyễn Văn Hướng, PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn, PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn, KS. Trần Văn Vụ

Quản lý và khai thác thuỷ sản

25/03/2016

2016-02-462

1.1 Về các quy trình công nghệ dự báo ngư trường và ứng dụng 1) Tiếp cận mối quan hệ “ngư trường - môi trường” là giải pháp đúng trong xây dựng phương pháp DBNT hạn ngắn dựa trên phương trình hồi quy giữa CPUE nghề cá với các yếu tố môi trường biển. Quy trình công nghệ DBNT hạn ngắn theo phương pháp này đã được nghiên cứu phát triển và hoàn thiện, có hệ thống công cụ thực hiện dự báo được nâng cấp, mở rộng cùng thiết bị tính toán hiện đại, có thể áp dụng dự báo cho mọi loại nghề, chung cho mọi đối tượng hoặc riêng từng loài cá, có thể triển khai ở mọi vùng biển thuộc Biển Đông và biển Việt Nam với hạn dự báo tùy chọn (1 tháng, nửa tháng, 10 ngày, 1 tuần) và kích thước ô lưới tùy chọn (1, 1/2, 1/4, 1/8 độ kinh vĩ). 2) DBNT hạn năm cho các nghề cá xa bờ phục vụ công tác quản lý thông qua dự báo sản lượng, trữ lượng và MSY các đối tượng khai thác chính của nghề, phương pháp sử dụng kết hợp mô hình LCA với dự báo Thompson and Bell. Quy trình dự báo xây dựng theo phương pháp này đã được nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện để triển khai dự báo khai thác hàng năm các đối tượng chính của các nghề câu vàng-câu tay, lưới rê, lưới vây ở VBXB, đáp ứng mục tiêu quản lý và điều hành sản xuất. Quy trình DBNT hạn năm cũng có thể áp dụng cho bất kỳ đối tượng cá khai thác nào (nghề nào) và ở bất kỳ vùng biển nào khi dữ liệu ban đầu được thỏa mãn. 3) Quy trình DBNT hạn ngắn đã được triển khai nghiệp vụ kể từ tháng 5-2013 để thiết lập các dự báo hạn tháng và hạn 7-10 ngày ngư trường nghề câu vàng CNĐD trên VBXB Việt Nam. Kết quả dự báo phản ánh đúng những quy luật cơ bản, phổ biến của bức tranh biến động mùa ngư trường VBXB giai đoạn 2013-2015, đồng thời cho thấy có sự muộn pha khoảng 1 tháng so với trước đây. Kiểm tra đánh giá các dự báo hạn tháng và hạn 7-10 ngày cho thấy tất cả các dự báo đều đạt yêu cầu trở lên với độ bảo đảm trung bình 77%, trong đó có 70- 80% dự báo khá và tốt. Đây là các tiêu chí đáp ứng và vượt yêu cầu (60%) đặt ra trong đề cương ban đầu. Các dự báo nêu trên hiện đang được phát báo rộng rãi và thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, phục vụ trực tiếp và hiệu quả cho các hoạt động khai thác tài nguyên CNĐD. 4) Quy trình DBNT hạn năm cũng đã được triển khai mang tính nghiệp vụ trong giai đoạn 2013-2015 để dự báo trữ lượng, sản lượng và MSY các đối tượng chính của các nghề câu vàng-câu tay, lưới rê, lưới vây. Kết quả dự báo cho thấy sản lượng CNĐD (chủ yếu là cá ngừ vây vàng, mắt to) những năm gần đây đạt trên dưới 16,5 nghìn tấn, trữ lượng khoảng 90-100 nghìn tấn; sản lượng cá ngừ vằn trên dưới 30 nghìn tấn, trữ lượng 110-125 nghìn tấn. Điều quan trọng nhận thấy là áp lực khai thác CNĐD giai đoạn 2013-2015 đang ở mức cao, cảnh báo nguồn lợi đã bị mất cân bằng (tuy chưa ở mức nghiêm trọng). Cần giảm cường lực khai thác khoảng 5-10% so với hiện trạng song hành với các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều các nhà quản lý cần quan tâm trong điều hành kế hoạch sản xuất. Việc hoàn thiện các quy trình DBNT và triển khai thiết lập các dự báo nghiệp vụ phục vụ sản xuất đã thể hiện rõ mục tiêu thứ nhất “Có được quy trình công nghệ DBNT hoàn thiện, đáp ứng quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lợi CNĐD trên vùng biển xa bờ Việt Nam”. 1.2 Về nâng cao tiềm lực khoa học hải dương học nghề cá 1) CSDL nghề cá xa bờ và CSDL hải dương học Biển Đông đã được bổ sung khối lượng thông tin lớn và thường xuyên được cập nhật, được tổ chức quản lý chặt chẽ, hợp lý và tiện ích, có thể khai ở nhiều mức độ khác nhau không chỉ phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài mà còn phục vụ nhiều mục đích nghiên cứu cũng như đào tạo. 2) Nhờ được trang bị hệ thống tính toán hiệu năng cao (bó máy Clusters) và tiếp quản hệ thống Themis Viewer của dự án Movimar, nguồn dữ liệu dự báo các yếu tố môi trường biển khu vực Biển Đông đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu dữ liệu đầu vào cho các quy trình DBNT. 2) Đội ngũ cán bộ tham gia đề tài đã tiếp cận nhanh công nghệ hiện đại triển khai dự báo hạn ngắn các trường thủy văn và môi trường Biển Đông trên hệ thống tính toán hiệu năng cao (bó máy Clusters) và khai thác dữ liệu dự báo từ hệ thống Themis Viewer của dự án Movimar, đồng thời thành thạo các kỹ năng trong nghiệp vụ dự báo ngư trường. 1 luận văn thạc sỹ (đã bảo vệ) và 4 luận án tiến sỹ (đang thực hiện) của các cán bộ tham gia đề tài đều có liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu Hải dương học nghề cá. Đây là những yếu tố vật chất và chất xám mạnh, thể hiện tiềm lực khoa học công nghệ hải dương học nghề cá đã và sẽ được cải thiện đáng kể. 1.3 Về mô hình ứng dụng công nghệ DBNT đạt hiệu quả cao Nghề cá xa bờ nói chung, nghề khai thác CNĐD nói riêng đang có nhiều cơ hội phát triển, được Nhà nước quan tâm và đầu tư với nhiều chính sách, giải pháp tạo thuận lợi cho ngư dân. Tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của các điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế-xã hội, nghề cá xa bờ đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải có những cải tiến mang tính đột phá trong sản xuất, quản lý và nghiên cứu khoa học. Để có được mô hình ứng dụng công nghệ dự báo ngư trường trong khai thác CNĐD đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp đồng bộ của 3 bộ phận: Trung tâm dự báo – các cơ quan quản lý – ngư dân. Mô hình này mặc dù đã được triển khai thí nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài, song trước mắt cần điều tra khảo sát tìm hiểu thực trạng khả năng tiếp nhận và ứng dụng thông tin DBNT trong ngư dân.
12301

Dự báo; Ngư trường; Khai thác; Cá ngừ đại dương; Vùng biển; Việt Nam

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Cơ sở để hình thành Đề án KH, Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 thạc sỹ chuyên ngành Hải dương học thuộc Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội (ThSVũ Thị Vui), 04 Tiến sĩ gồm chuyên ngành 02 Hải dương học Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội (Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Văn Hướng) , 01 chuyên ngành Viễn thám biển (Nguyễn Duy Thành), 01 chuyên ngành thủy sinh vật biển (Nguyễn Hoàng Minh)