1. Đe tài đã phát triên mô hình giám sát biến động tài nguyên đất có thể ứng dụng cho các tỉnh/thành phổ ở Việt Nam. Đã nghiên cứu, tổng họp và phát triển các phương pháp trong thu nhận và phân tích dữ liệu thuộc tính của tài nguyên đất, từ đó phát triển thành quy trình và giải pháp công nghệ trong mô hình giám sát biến động tài nguyên đất cấp tỉnh, phù họp với văn bản pháp luật về đất đai hiện nay. 2. Đe tài đã xây dựng được một mô hình CSDL và phát triển một phần mềm ứng dụng MoLaR. Phần mềm được xây dựng dựa trên các công nghệ hiện đại, đảm bảo các chức năng tiện lợi cho người sử dụng bằng tiếng Việt. Phàn mềm đã cụ thể hóa các quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu trong thành lập bản đồ chuyên đề về tài nguyên đất theo Thông tư 60/2015/TT-BTNMT, Thông tư 14/2012/TT-BTNMT. CSDL đảm bảo sự tương, thích giữa các CSDL hệ thống thông tin đất đai hiện hành, ngoài ra còn một sổ bản đồ chuyên đề khác mà các thông tư trên chưa đề cập đến như: bản đồ về lóp phủ đất, về biến động địa hình, về độ ấm đất, phân loại đất ngập nước. 3. Đe tài đã xây dựng được một WebGIS tại địa chỉ có tính hiện đại, có ý nghĩa cung cấp thông tin đất đai theo quy định của pháp luật và nhận các thông tin phản ảnh về vi phạm trong quản lý và sử đụng tài nguyên đất từ cộng đồng. WebGIS sẽ hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiếm tra, giám sát của cơ quan quản lý đất đai cấp huyện/tỉnh. Người cung cấp thông tin có thể trực tiếp khoanh vẽ vị trí trên nền ảnh vệ tinh, gửi thông tin và hình ảnh về vi phạm cho cơ quan quản lý đất đai cấp huyện/tỉnh. WebGIS được đánh giá là dễ sử dụng, hiệu quả và đáp ứng với yêu cầu của quản lý đất đai hiện đại ở cấp tỉnh/thành phố.
4. Với các sản phẩm của mô hình giám sát biến động tài nguyên đất cấp tỉnh được đề tài xây dựng có thể hỗ trợ hiệu quả cho các Sở Tài nguyên và Môi trường trong hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên đất như: Điều tra đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; Điều tra đánh giá chất lượng đất. 5. Mô hình giám sát biến động có thể thiết lập bộ dữ liệu hiện trạng, thành lập các bản đồ biến động, thống kê hiện trạng, thống kê biến động về 14 thuộc tính của tài nguyên đất và giám sát biến động theo thời gian, bao gồm: lớp phủ đất, đất ngập nước, độ ẩm đất, Biến động địa hình, xói mòn đất, đất kết von, đất khô hạn, đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn, thoái hóa đất, suy giảm độ phì, chất lượng đất, ô nhiễm đất, vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Đơn vị lập bản đồ và thống kê đất đai là cấp huyện/quận và tông họp cho cấp tỉnh/thành phố.
6. Trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, cho thấy mô hình hồ trợ giám sát biến động tài nguyên đất có thể tham gia vào 4 nội dung, gồm: “q)... đánh giá đất;...; k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; l) Thanh tra, kiêm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai...; n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai..., điều đó có thấy rằng ý nghĩa của việc đưa kết quả của đề tài vào thực tiễn là rất quan trọng đối với cơ quan quản lý đất đai các cấp
7. Đe tài đã tiến hành thử nghiệm tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, với CSDL giám sát tài nguyên đất cho Ưông Bí, cổng thông tin WebGIS bước đầu hoạt động cho địa bàn TP Ưông Bí đã mạng lại những kết quả đáng khích lệ về cung cấp thông tin, thu nhận thông tin về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất (Đã có 1300 lượt truy cập, đã có hơn 20 thông tin cung cấp từ cộng đồng về đất đai, trong đó 15 thông tin về vi phạm sử dụng đất, 4 thông tin về vi phạm trong quản lý đất và 5 thông tin về Biến động địa hình). Những thông tin này đã được kiểm chứng và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Kết quả này đã hoàn thành mục tiêu thứ 4 của đề tài
Đe tài đã chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Cục Kiểm soát quản lý đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, các đơn vị trên đã được cài đặt và vận hành mô hình. Các đơn vị nhận chuyển giao đều đánh giá cao tính hiệu quả của sản phâm đê tài, đáp ứng các yêu cầu thực tiến quản lý đất đai hiện nay, đặc biệt trong điều tra đánh giá đất đai. Ket quả này đã hoàn thành mục tiêu thứ 5 cùa đề tài