Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

33/TT-TTTL

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi bò quy mô hộ gia đình tại bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang

Chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển Nông Lâm nghiệp và Môi trường Việt Nam.

UBND Tỉnh Hà Giang

Tỉnh/ Thành phố

TS. Mai Anh Khoa

1- TS. Hồ Tuyên - Thành viên - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên; 2- PGS.TS. Đặng Xuân Bình - Thành viên - Chi nhánh Công ty CP PT NLN&MT VN; 3- PGS.TS. Trần Thanh Vân - Thành viên - Viện NC&PT Lâm nghiệp; 4- PGS.TS.Trần Thị Thu Hà - Thành viên - Viện NC&PT Lâm nghiệp; 5- KS. Lương Triệu Vững - Thành viên - Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang; 6- KS. Bùi Thu Thủy - Thành viên - Công ty Cổ phần PT NLN&MT VN; 7- KS. Đồng Anh Đài - Thành viên - Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang; 8- KS. Mai Thị Nhung - Trung tâm GCT và gia súc Phó Bảng - tỉnh Hà Giang; 9- KS. Đinh Thị Hiền - Thành viên - Chi nhánh Công ty CP PT NLN&MT VN.

Khoa học nông nghiệp

04/2018

04/2020

22/05/2020

33/TT-TTTL

24/06/2020

Trung Tâm Thông Tin Và Chuyển Giao Công Nghệ Mới

Nghiên cứu thiết kế và xây dựng được mô hình hệ thống chuồng nuôi bò khoa học, sử dụng một số công nghệ xử lý chất thải phù hợp với điều kiện vùng cao, góp phần phát triển chăn nuôi bò, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn phân bón hữu cơ và xây dựng cảnh quan phục vụ du lịch tại tỉnh Hà Giang. Cụ thể: + Đánh giá được thực trạng chuồng trại, chăm sóc, quản lý và xử lý xả thải trong chăn nuôi đại gia súc tại 4 huyện vùng cao nguyên đá Hà Giang là Đồng Văn, Mèo Vac, Yên Minh và Quản Bạ và đề xuất một số giải pháp xử lý môi trường chất thải chăn nuôi bò bằng biện pháp vi sinh vật. + Nghiên cứu xây dựng 01 quy trình xả thải và sản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi bò phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương. + Thiết kế được 02 kiểu chuồng nuôi phù hợp đảm bảo nuôi được 05 con bò/kiểu chuồng và triển khai xây dựng 10 mô hình chăn nuôi bò tại một số hộ gia đình trên địa bàn huyện Đồng Văn và Mèo vạc, phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán, vệ sinh chăn nuôi và cảnh quan môi trường du lịch; triển khai được 10 mô hình xử lý xả thải chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình sử dụng giải pháp xử lý chất thải (ủ phân hữu cơ - compost, chế phẩm vi sinh hữu ích - EM). + Nâng cao năng lực cho 20 cán bộ và 80 người dân về chăn nuôi và xử lý chất thải trong chăn nuôi bò tại địa phương.
HSĐKTTKH&CN-01/2020
- Giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động. - Tạo ra một dòng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh tốt, góp phần thúc đẩy phát triển canh tác nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững, gia tăng chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả cạnh tranh nông nghiệp - Tổng thu - tổng chi = 41,04 triệu - 34,8 triệu = 6,24 triệu đồng lãi/tháng - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực về công nghệ, đưa nhanh các sản phẩm của KHKT tiến bộ vào phục vụ sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn. Triển khai ứng dụng kỹ thuật tiên tiến chăm sóc và bảo vệ cây trồng. - Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và các tổ chức xã hội mà còn là cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng Nông thôn mới tại 04 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang.

Chăn nuôi; Bò; Ứng dụng; Xử lý chất thải; Dân tộc thiểu số

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không