liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

NĐT 31.JPA/17

2021-53-038/KQNC

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mô hình hóa trong công nghệ xử lý yếm khí nước thải giàu hữu cơ vào thực tiễn Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường

Đại học Quốc gia Hà Nội

Quốc gia

Chương trình khoa học và công nghệ theo Nghị định thư

PGS.TS. Nguyễn Thị Hà

PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải; TS. Ngô Vân Anh; ThS. Nguyễn Trường Quân; TS. Nguyễn Trọng Hiếu; TS. Nguyễn Hữu Huấn; TS. Lê Thị Hoàng Oanh; TS. Bùi Thanh Tú; TS. Trần Thị Hiền Hoa; ThS. Lưu Minh Loan; TS. Phạm Anh Hùng; TS. Trần Văn Sơn; PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải; TS. Phan Đỗ Hùng; TS. Trần Thị Thu Lan; ThS. Cái Anh Tú; PGS.TS. Cao Thế Hà; PGS.TS. Lê Văn Chiều; TS. Nguyễn Minh Phương; ThS. Lê Hương Giang

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

12/2017

12/2020

28/12/2020

2021-53-038/KQNC

20/01/2021

Đề tài đã nghiên cứu khảo sát các điều kiện thiết kế, vận hành hệ yếm khí màng vi sinh chuyển động MBBR áp dụng cho đối tượng nước thải có tải trọng chất hữu cơ ở mức vừa và cao (nước thải chăn nuôi lợn). Đề tài đã nghiên cứu các thông số động học, khảo sát nhằm tối ưu quá trình xử lý yếm khí nước thải chăn nuôi lợn ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô thử nghiệm(10m3/ngày). Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả xử lý yếm khí của hệ thống pilot đạt 70 đến hơn 80 % giá trị COD trong nước thải, hiệu suất sinh khí đạt khoảng 0,28 lít biogas/g COD chuyển hóa, tỷ lệ khí metan trong khí biogas đặt 65 đến 70 %. Hiệu quả của bể yếm khí hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đề nước thải đầu ra tiếp tục được xử lý hiếu khí và một số công đoạn tiếp để đạt tiêu chuẩn xả thải hiện hành đối với nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT/2016-BTNMT). Ngoài ra, trên cơ sở bộ dữ liệu thực nghiệm đề tài đã nghiên cứu xây dựng phần mềm mô phỏng sử dụng để đánh giá và lựa chọn các thông số vận hành phù hợp của hệ MBBR. Phần mềm mô phỏng sử dụng các thuật toán nhằm tính toán dự báo các xu hướng phân hủy nhằm giảm các nghiên cứu thực nghiệm từ đó giảm thời gian và chi phí là rất có ý nghĩa đối với xử lý nước thải chăn nuôi lợn nói riêng và nước thải giàu hữu cơ nói chung. Nghiên cứu này cũng là một trong những nghiên cứu áp dụng mô hình hóa trong xử lý nước thải tại Việt Nam. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ hiệu chỉnh phát triển mô hình này để có thể sử dụng trong thiết kế hệ thống AnMBBR để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải giàu hữu cơ kết hợp thu hồi metan.
18298

Nước thải; Nước thải giàu hữu cơ; Công nghệ; Xử lý yếm khí; Thiết kế; Hệ thống xử lý

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

Không