
- Xây dựng chương trình truyền thông hướng dẫn tập luyện TDTT cho người đân
- Khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai áp dụng quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Sản xuất thử nghiệm hai giống hoa lily Manissa và Belladonna
- Khảo sát đánh giá xây dựng các giải pháp công nghệ hiện đại tối ưu để sử dụng hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sinh khối (trấu) theo hướng sản xuất năng lượng bền vững phục vụ phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ
- Phương trình sóng phi tuyến tính và một số ứng dụng
- Nghiên cứu đảm bảo thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Nghiên cứu công nghệ xúc tác thủy nhiệt chuyển hóa sinh khối thành carbon nhiên liệu
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất phèn đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lợn nội Việt Nam bằng chỉ thị phân tử



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
09
Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng chịu lửa và quy trình kỹ thuật tạo băng xanh cản lửa phòng chống cháy rừng tại Đà Nẵng
Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng
UBND TP. Đà Nẵng
Tỉnh/ Thành phố
PGS.TS. Phạm Thị Kim Thoa
CN. Nguyễn Thị Minh Quyên; ThS. Hoàng Ngọc Ân; PGS.TS. Lê Thị Xuân Thùy; TS. Nguyễn Văn Hiệu; ThS. Hoàng Thanh Sơn; KS. Nguyễn Văn Tuấn; ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng; CN. Nguyễn Yên
07/2017
06/2020
01/07/2020
09
28/07/2020
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
- Kết quả của đề tài: Xác định danh sách các loài chống chịu lửa tốt cần bảo tồn, phát triển phục vụ công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) đồng thời mang lại giá trị về mặt kinh tế, sinh kế cộng đồng, và môi trường sinh thái, bao gồm: Muồng đen, Chò đen, Chắp tay, Thẩu tấu, Lộc vừng lá to, Dầu rái, Dẻ đấu nứt, Thành ngạnh, Vối thuốc, Xuân thôn, Dẻ cọng mảnh; Trai lý, Chẹo tía,…
- Đã xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật tạo băng xanh cản lửa và trồng rừng hỗn giao áp dụng tại thành phố Đà Nẵng với các loài: Muồng đen, Vối thuốc, Lộc vừng, Chò đen với 5 phương thức phối trí, hỗn giao kết hợp mật độ 2.500 cây/ha và 3.300 cây/ha trên diện tích 1 ha.
- Đã triển khai thử nghiệm mô hình quy mô 2,3 ha bước đầu thu được kết quả về tình hình sinh trưởng và phát triển của các loài trên băng xanh cản lửa với tỷ lệ sống trên 84%, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, không sâu hại bệnh, có khả năng ứng dụng triển khai trong thực tế.
- Hiệu quả khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác động tích cực tới những lĩnh vực khoa học công nghệ có liên quan như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan, mô hình hóa môi trường… Đây là cơ sở quan trọng cho việc theo dõi hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng, quản lý lửa rừng, thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế và bảo vệ môi trường. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng tạo tiền đề cho các nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái rừng và đặc biệt là vấn đề cháy rừng ở thành phố Đà Nẵng và ở Việt Nam.
- Hiệu quả thực tiễn: Quy mô 2,3 ha rừng trồng băng xanh hỗn giao 4 loài: Vối thuốc, Muồng đen, Chò đen, Lộc vừng với các mật độ và công thức khác nhau bước đầu đã ghi nhận kết quả khả quan về khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện mô hình được bàn giao cho hộ gia đình anh Phạm Văn Hoanh tiếp tục theo dõi cùng Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa.
Cây trồng chịu lửa; Quy trình kỹ thuật; Băng xanh cản lửa; Cháy rừng; rừng; Trồng rừng
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Đào tạo 01 Thạc sĩ.