
- Phương pháp dạy học Toán bằng tiếng Anh nhằm phát triển tư duy sáng tạo và năng lực ngôn ngữ cho học sinh chuyên tại Hà Nội
- Hợp tác nghiên cứu về đa dạng di truyền và ứng dụng vi sinh vật chịu nhiệt hữu ích định hướng trong công nghệ lên men công nghiệp
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng của vector virus TMV trong biểu hiện kháng nguyên tái tổ hợp trên hệ thống nuôi cấy tế bào thực vật siêu sinh trưởng
- Nghiên cứu đặc điểm kiểu gen cagA vacA và tính kháng thuốc của chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Thái Bình
- Nghiên cứu công nghệ nuôi sinh khối vi tảo Nannochloropsis oculata bằng màng kép sinh học
- Nhận thức thái độ và hành vi xả rác của người dân đô thị Hà Nội xây dựng giải pháp dựa trên kinh nghiệm thành phố San Jose California Mỹ
- Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ giám sát tài nguyên nước mặt và cảnh báo hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thiếu số liệu quan trắc ở lưu vực sông Mê Công ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết học phương tây hiện đại
- Ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Định
- Công cụ hỗ trợ xử lý lỗi dựa trên tri thức cho hệ thống mạng và truyền thông



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
KC.09/16-20
2020-02-1340/KQNC
Nghiên cứu xây dựng chính sách về ngư dân ngư nghiệp và ngư trường để phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam
Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Cao Lệ Quyên
ThS. Nguyễn Quý Dương, TS. Phùng Giang Hải, ThS. Hồ Công Hường, ThS. Phan Đăng Liêm, ThS. Vũ Thị Hồng Ngân, ThS. Nguyễn Phương Thảo, ThS. Nguyễn Đặng Hoàng Thư, ThS. Đỗ Phương Linh, ThS. Lại Thị Thùy, ThS. Lê Trường Giang, TS. Nguyễn Xuân Trịnh, TS. Nguyễn Phi Toàn, ThS. Trịnh Quang Tú, ThS. Đào Việt Long, ThS. Hoàng Văn Cường, ThS. Nguyễn Thành Bách
Địa lý kinh tế và văn hoá
01/09/2018
01/09/2020
17/11/2020
2020-02-1340/KQNC
31/12/2020
Cục thông tin KH&CN Quốc gia
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam, đặc biệt được sử dụng làm đầu vào xây dựng “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và “Quy hoạch khai thác nguồn lợi thuỷ sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã và 'đang được ứng dụng trực tiếp và gián tiếp cho lĩnh vực thủy sản nói chung và khai thác hải sản nói riêng. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của đề tài được ứng dụng trong việc hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tổ chức sản xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản (nay là Cục Thuỷ sản và Cục Kiểm ngư), các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cũng chính là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở Việt Nam. Cơ sở lý luận lý thuyết và kết quả đề xuất giải pháp, chính sách của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan quản lý, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học và một số tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ, và quá trình rà soát sửa đổi các chính sách liên quan đến Tam nông trong giai đoạn vừa qua.
Đe tài cũng là nguồn tham khảo quan trọng cho quá trình ban hành chủ trương (Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022) và triển khai thực hiện xây dựng Đề án về ngư nghiệp ngư dân, ngư trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì (Quyết định số 1590/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ xây dựng Đe án ngư nghiệp, ngư dân, ngư trường).
Hiệu quả kinh tể:
Ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường trong nghề cá biển đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố ven biển nói chung và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của các cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo nói riêng. Kết quả nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, nguồn lợi biển cũng như các chính sách quản lý của nghề cá biển trong đề tài là cơ sở để cải thiện hoạt động quản lý nghề cá, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị khai thác thủy sản, nâng cao hiệu quả khai thác hải sản, tăng thu nhập cho hộ gia đình ngư dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngư nghiệp bền vững và đóng góp vào phát triển kinh tế biển của các tỉnh, thành phố ven biển. Ket quả nghiên cứu của đề tài cũng cung cấp thêm các thông tin về vị trí của nghề cá và sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo cơ sở cho việc hoạch định các định hướng về thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm khai thác hải sản chủ lực như: cá ngừ, tôm, nhuyễn thể... Qua đó tăng nguồn thu ngoại tệ, đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các tỉnh, thành phố ven biển.
Hiệu quâ xã hội:
Các giải pháp đồng bộ và chính sách đặc thù cho 3 vấn đề ngư nghiệp, ngư dân và ngư trường sẽ giúp nâng cao vai trò của ngư dân và ngư nghiệp trong phát triển và ổn định an ninh, trật tự xã hội của các cộng đồng dân cư ven biển, hải đảo; đặc biệt là tại các nơi có các tụ điểm nghề các tập trung. Đồng thời, đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới tại các làng cá, phát triển các làng cá thành các Họp tác xã ngư nghiệp kiểu mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nghề cá và yêu cầu hội nhập quốc tế. Khi đó, cơ sở hạ tầng tại các tụ điểm nghề cá ven biển sẽ được củng cố và phát triển, gián tiếp tạo thêm các cơ hội việc làm và thu nhập ổn định cho các cộng đồng ngư dân ở các vùng nông thôn ven biển. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng giới trong cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Về môi trường:
Thành công của đề tài cũng sẽ gián tiếp nâng cao trách nhiệm xã hội (CSR) khi thực hiện đánh bắt hải sản của ngư dân, góp phần khai thác hải sản bền vững, nâng cao ý thức bảo vệ và gìn giữ ngư trường, nguồn lợi thủy sản và môi trường biển, tạo ' nguồn cung cấp thực phẩm hải sản ổn định, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm 'z4 V hải sản khai thác có trách nhiệm, góp phân phòng chông và tiên tới châm dứt hoàn 27 toàn các hoạt động đánh băt hải sản bât hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đồng thời góp phần cải thiện dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là các cộng đồng dân cư nghèo ven biển
Ngư nghiệp; Ngư dân; Ngư trường; Nghề cá; Kinh tế biển; Hội nhập quốc tế; Chính sách
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 2
Không
Góp phần hỗ trợ đào tạo 01 tiến sỹ và 02 thạc sỹ