liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KHCN-TN/16-20

2021-48-1355/KQNC

Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Quốc gia

PGS. TS. Nguyễn Văn Sinh

TS. Hà Quý Quỳnh; PGS. TS.Nguyễn Quảng Trường; TS. Lê Hùng Anh; TS. Nguyễn Thế Cường; ThS. Đặng Huy Phương; ThS. Dương Thị Hoàn; TS. Trịnh Quang Pháp, TS.Phạm Thị Nhị; TS. Bùi Văn Thanh; TS. Nguyễn Tiến Phương; TS. Trần Thị Hồng Hạnh; TS. Đỗ Văn Hài; ThS. Trần Anh Tuấn; ThS. Lê Minh Hạnh; ThS. Chu Thị Hằng

Sinh thái học

07/2018

03/2021

28/05/2021

2021-48-1355/KQNC

30/07/2021

Ứng dụng trong bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên: - Đề tài đã đánh giá được cấu trúc hệ sinh thái núi ở 5 khu bảo tồn thuộc vùng Tây Nguyên gồm KBTTN Ngọc Linh, VQG Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum), VQG Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), VQG Kon Ka Kinh (tỉnh Gia Lai) và VQG Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Đề tài đã cung cấp thông tin cập nhật về đa dạng sinh học ở 5 hệ sinh sinh thái núi bao gồm: thảm thực vật, hệ thực vật và hệ động vật, đặc điểm địa lý các hệ sinh thái tự nhiên của 5 khu bảo tồn. Đã xây dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc và chức năng hệ sinh thái núi của 5 hệ sinh thái núi đại diện tại Tây Nguyên với 6.231 bảng ghi và số trường dữ liệu là 28 trường/1 bảng ghi, 16.061 bản đồ. Hệ thống cơ sở dữ liệu của đề tài là nguồn thông tin quan trọng cho hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và quốc tế (GBIF), phục vụ công tác nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng kế hoạch bảo tồn, khai thác bền vững hệ sinh thái núi ở Tây Nguyên. - Quy trình kỹ thuật về nghiên cứu cấu trúc một số hệ sinh thái núi bằng công nghệ viễn thám và Bản hướng dẫn kỹ thuật đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học áp dụng cho các khu bảo tồn, vườn quốc gia ở Tây Nguyên để thực hiện công tác điều tra và giám sát đa dạng sinh học, lập quy hoạch và xây dựng kế hoạch hoạt động. - Mô hình khai thác bền vững hệ sinh thái núi nhằm phát triển kinh tế xanh thông qua đề xuất mô hình du lịch sinh thái ở 5 hệ sinh thái núi Tây Nguyên bao gồm các loại hình du lịch sinh thái, đề xuất quy hoạch các điểm và tuyến du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng. - Đã bàn giao mô hình vườn cây thuốc có diện tích 500 m 2 trồng 36 loài cây dược liệu cho Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk. - Bộ mẫu vật của đề tài tiếp tục được sử dụng trong công tác nghiên cứu và đào tạo ở các viện nghiên cứu, các trường đại học, phục vụ công tác trao đổi khoa học. Về công tác hợp tác quốc tế: Nhóm nghiên cứu đã mô tả 6 loài mới cho khoa học, 11 loài ghi nhận mới trên các tạp chí quốc tế uy tín, giới thiệu và quảng bá hình ảnh về đa dạng sinh học của nước ta, thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài trong hợp tác nghiên cứu và đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Về đào tạo: Góp phần đào tạo 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
19616
Số liệu được sử dụng để: - Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai (đã được công nhận năm 2021). - Mô hình du lịch sinh thái có thể áp dụng cho các khu vực khác ở Việt Nam. - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Biên soạn Danh lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam, các tài liệu khoa học khác (Động vật chí Việt Nam, sách chuyên khảo, tham khảo,…) phục vụ nghiên cứu và giảng dạy.

Hệ sinh thái; Bảo tồn; Khai thác; Cơ sở khoa học; Địa lý; Cảnh quan

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học tự nhiên,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không