liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và giải pháp khai thác hợp lý bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng biển Quảng Nam và lân cận

Trường Đại học Nha Trang

Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc gia

Trần Đức Phú

Quản lý và khai thác thuỷ sản

05/12/2019

Kết quả nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi thủy sản, hiện trạng khai thác thủy sản, tàu thuyền đánh bắt, số lượng, công suất, sản lượng khai thác…. ở vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nảm và vùng lân cận là cơ sở khoa học để xác định trữ lượng nguồn lợi, trữ lượng cho phép khai thác, khả năng khai thác, sản lượng khai thác quá mức, số tàu thuyền vượt quá qui định, từ đó đưa ra số lượng tàu cần phải cắt giảm… để đảm bảo nguồn lợi mang tính bền vững lâu dài làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước để từ đó có chính sách chuyển đổi, cắt giảm số tàu các nghề xuống cho phù hợp với nguồn lợi thủy sản hiện tại ở vùng biển ven bờ của tỉnh Quảng Nam và ác tỉnh lân cận. Kết quả nghiên cứu về mô hình lồng bẫy đã chuyển giao cho ngư dân làm nghề khai thác Thủy sản vùng biển ven bờ của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh vùng lân cận như Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân làm nghề khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, chuyển đổi một số nghề mang tính hủy diệt như nghề lưới kéo sang nghề lồng bẫy thân thiện với môi trường, chuyển đổi một số nghề không hiệu quả sang nghề lồng bẫy…Kết quả nghiên cứu thả rạn nhân tạo đã bảo vệ được các loài cá con, cá non, các đang trưởng thành có nơi ẩn trú; các nghề lưới kéo, rê, vây…. không thể đánh bắt được ở vùng thả rạn vì sẽ làm cho hư lưới, mất lưới; nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ…. Các địa phương trong tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận áp dụng để triển khai và nhân rộng mô hình rạn nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản bền vững lâu dài, vì hiện đang ngày càng bị cạn kiệt và hủy diệt trầm trọng. Kết quả của Bộ cơ sở giữ liệu là lưu trữ trên phần mềm của máy tính, được chạy trên trang web là cơ sở cho toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài để từ đó tạo thuận tiện nhanh cho việc truy cập, tìm kiếm, bảo vệ được tính bảo mật thông tin, lâu dài không bị hư hỏng, mất mát như loại giấy tờ, tập…
Chuyển giao mô hình lồng bẫy cho ngư dân huyện Duy Xuyên, TP Hội An.. của tỉnh Quảng Nam; ngư dân các huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi; TP Đà Nẵng và các địa phương khác do ngư dân truyền bá cho nhau để làm. Chuyển giao kỹ thuật cho Chi cục Thủy sản để tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân trong công tác quản lý chuyên ngành của tỉnh Quảng Nam. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, Chi cục Thủy sản, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam tuyên truyền cho ngư dân không được khai thác ở vùng thả rạn sẽ bị hư hỏng, mất lưới cũng như để bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững, lâu dài; Tỉnh Quảng Ngãi cũng đã áp dụng triển khai 1 đề tài ở đảo Lý Sơn. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, Chi cục Thủy sản có cơ sở đề xuất giảm số tàu, không cho đóng tàu mới theo từng nghề xuống cho phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hiện tại của vùng biển ven bờ của tỉnh Quảng Nam.

Nguồn lợi hải sản; Khai thác; Bảo vệ

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

không

Không