Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

05/2022/KQNC-SKHCN

Nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học di tích văn hóa Óc Eo ở tỉnh Đồng Tháp

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

UBND Tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh/ Thành phố

PGS.TS. Đặng Văn Thắng

PGS.TS. Đặng Văn Thắng; ThS. Võ Thị Huỳnh Như; ThS. NCS. Nguyễn Hữu Lý; TS. Nguyễn Thị Song Thương; TS. Phí Ngọc Tuyến; ThS. NCS. Võ Thị Ánh Tuyết;ThS. NCS. Lê Thị Sinh Hiền; ThS. NCS. Hà Thị Sương; ThS. Nguyễn Viết Vinh; ThS. Nguyễn Thị Tuyết Minh; CN. Phùng Quốc Danh; CN. Hà Văn Linh

Khảo cổ học và tiền sử

06/2019

06/2021

11/03/2022

05/2022/KQNC-SKHCN

27/04/2022

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đồng Tháp

Kết quả của đề tài “Nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học di tích văn hóa Óc Eo ở tỉnh Đồng Tháp” là tư liệu cần thiết cho các nghiên cứu về di tích văn hóa Óc Eo ở Đồng Tháp nói riêng và Nam Bộ nói chung, cần chuyển giao cho các đơn vị Bảo tàng Đồng Tháp, Ban Quản Lý khu di tích Gò Tháp, Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp, Hội Khoa học Lịch Sử Đồng Tháp, Thư Viện tỉnh Đồng Tháp lưu giữ làm nguồn tư liệu cho các nghiên cứu sau này. Chuyển giao cho Bảo tàng Đồng Tháp: Bộ hồ sơ di vật sẽ được chuyển giao cho Bảo tàng Đồng Tháp để hoàn thiện công tác kiểm kê, bảo quản của Bảo tàng bằng giấy và bằng kỹ thuật số; Cơ sở dữ liệu bản đồ di tích để quản lý các di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh; Cơ sở để bảo tàng thực hiện giới thiệu hiện vật của Bảo tàng bằng công nghệ 4.0 cũng như giới thiệu hiện vật của Bảo tàng lên trang Web của Bảo tàng. Chuyển giao cho Ban Quản Lý khu di tích Gò Tháp: báo cáo tổng hợp đề tài, để giới thiệu di tích Gò Tháp cụ thể và chi tiết hơn; Cơ sở để xây dựng Bảo tàng khu di tích Gò Tháp; Cơ sở bổ sung việc triển khai xây dựng hệ thống thuyết minh tự động; để bổ sung cho việc lập hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Kết quả của đề tài là cơ sở triển khai các biện pháp quản lý nhà nước đối với di tích văn hóa Óc Eo ở Đồng Tháp, tạo điều kiện để bảo tồn, xúc tiến các hoạt động phát huy giá trị di tích nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch ở Đồng Tháp nhất là bằng công nghệ số.
DTP-2022-005
Đề tài cung cấp thêm tư liệu và nhận thức mới về văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam, sự hình thành nhà nước cổ ở Việt Nam, lịch sử Đông Nam Á thời cổ... Đề tài là tài liệu nghiên cứu, tham khảo chuyên môn của các ngành khảo cổ học, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới của chương trình đào tạo đại học và sau đại học. Kết quả của đề tài sẽ là nguồn tư liệu chính cho công cuộc nghiên cứu về văn hóa Óc Eo ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và nền văn hóa khảo cổ Óc Eo, vương quốc Phù Nam nói chung của thế hệ tương lai. Kết quả của đề tài giúp ích cho công cuộc nghiên cứu toàn diện lịch sử - xã hội – văn hóa – tộc người ở Nam Bộ nói riêng, ở Việt Nam và Đông Nam Á nói chung. Đề tài hướng trực tiếp vào việc tìm kiếm và phát hiện các sử liệu về văn hóa Óc Eo – nền văn minh đầu tiên và sớm nhất ở Đông Nam Á mà sự hình thành và phát triển của nó đã ảnh hướng rất sâu đậm đến lịch sử - xã hội – văn hóa của nhiều quóc gia ở Đông Nam Á giai đoạn muộn – góp phần rất lớn đến việc tăng cường nhận thức toàn diện lịch sử lao động và sáng tạo của các lớp tiền nhân trên đất nước ta, đồng thời có tác dụng giáo dục tình yêu quê hương đất nước của các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Di tích lịch sử; Văn hóa Óc Eo; di vật di tích; Phù Nam.

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không