
- Nghiên cứu thành phần hóa học hoạt tính sinh học dầu hạt thực vật Việt Nam và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo các sản phẩm có giá trị cao sử dụng trong y dược nông nghiệp và công nghệ thực phẩm
- Nghiên cứu công nghệ chiết tách osthole từ quả Xà sàng (Cnidium monneri) làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm tăng cường sinh lí
- Nghiên cứu phản ứng hạt nhân (γX) (pX) và (nX) trong vùng năng lượng 0-70 MeV
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo một số vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở polyme tự nhiên và tổng hợp
- Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử (Giai đoạn 2)
- Nghiên cứu chế tạo gốm sứ trên cơ sở hệ silic nitrua Si3N4 ứng dụng để sản xuất ống bảo vệ sensor trong công nghệ đúc rót kim loại
- Xây dựng mô hình dâu lai F1-VH15 F1-Vh17 phục vụ nuôi tằm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vùng năng lượng và các tính chất truyền dẫn của điện tử ở các cấu trúc nano dựa trên graphene và các vật liệu tựa graphene
- Ứng dụng KHCN sản xuất giống chất lượng cao và nuôi thử tôm he chân trắng Nam Mỹ (Penaeus Vannamei) tại Thanh Hóa
- Thiết kế tổng hợp thử hoạt tính ức chế histon deacetylase và hoạt tính kháng ung thư của một số dãy acid hydroxamic mới



- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
08/2019/KQNC
Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn quy mô nông hộ tại Phú Yên
Công ty Cổ phần Bá Hải
UBND Tỉnh Phú Yên
Tỉnh/ Thành phố
ThS. Trần Quang Ngọc
PGS.TS. Trần Ngọc Hải; Võ Ngọc Tĩnh; KS. Nguyễn Thị Thời; KS. Nguyễn Văn Nghĩa; KS. Đào Duy Tùng
Nuôi trồng thuỷ sản
05/2016
11/2018
29/01/2019
08/2019/KQNC
17/06/2018
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên
Tìm ra công nghệ nuôi phục vụ cho nghề nuôi trồng của dân góp phần đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản. Tạo ra quy trình công nghệ sản xuất cua lột trong bể tuần hoàn quy mô nông hộ. Tạo ra mô hình sản xuât cua lột trong hệ thông bê tuân hoàn quy mô nông hộ đạt năng suât 12- 15kg/10-15 ngày/ 10m2
Hệ thống bể tuần tuần hoàn nuôi cua lột đã được thiết kế, lắp đặt và hoạt động theo quy mô hộ gia đình với 6 bể nuôi (2,1x1,6x0,4m), trụ lọc cơ học (0,3x1,3m), trụ lọc amoni (0,3x1,3m), bể chứa nước thải (1,7x1,4x0,4m) và bể chứa nước sạch (1,7x1,4x0,4m), 600 rổ nhựa (20x16x11 cm) cùng với các thiết bị cần thiết, thả nuôi 600 con cua cùng lúc. Các yếu tố môi trường trong hệ thống nuôi (DO 6,5-7,3 mg/L, TAN 0,12-0,4 mg/L, NO2-0,27-0,37 mg/L, NO3- 0,2-1,2 mg/L, pH 7,5-7,7, độ kiềm 110-113 mg/L, độ mặn 13,7-15 ‰ và nhiệt độ 27,7 – 28,4 oC) được kiểm soát chặt chẽ trong các quá trình hoạt động nuôi cua lột, ổn định và nằm trong phạm vi tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi cua. Biện pháp kỹ thuật kiểm soát môi trường trong hệ thống bể tuần hoàn nuôi cua lột bao gồm: xử lý nước trước khi cấp nước,vận hành hệ thống; kỹ thuật cho cua ăn và xử lý thức ăn thừa và các biện pháp khác như sục, khí, thay nước, cung cấp lợi khuẩn và vệ sinh. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn tươi (cá liệt, cá cơm, cá trích và mực đạt 87,3-94 %, trong đóthức ăn cá liệt cho tỷ lệ sống cao nhất và cá trích đạt tỷ lệ sống thấp nhất. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn tươi đạt 74- 82 %, trong đó thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn cá trích và cao nhất ở nghiệm thức cá liệt. Các loại thức ăn tươi thí nghiệm đều thích hợp cho nuôi cua lột, nhưng tốt nhất là cá liệt. Tỷ lệ sống của cua trong thí nghiệm nuôi bằng thức ăn chế biếnđạt 88 - 95%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột ruốc (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, leucithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Tỷ lệ cua lột vỏ trong thí nghiệm thức ăn chế biến đạt 73-87,5%, cao nhất ở nghiệm thức thức ăn chế biến gồm cá liệt (40%), bột đậu nành (40%), phụ gia (bột mực, bột mì, gluten bột mì, lecithin, dầu cá)18% và vitamin+ khoáng 2%. Các kết quả này ứng dụng vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, và không chuyển giao công nghệ. Dựa trên cơ sở quy trình của đề tài đã được nghiệm thu, công nhận kết quả. Công ty cổ phần Bá Hải đã đặt hàng Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai dự án cua lột thương phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt và đang chuẩn bị triển khai nhân rộng mô hình cua lột trên địa bàn tỉnh.
Cua lột; Nghiên cứu; Mô hình; Nuôi cua lột; Hhệ thống bể tuần hoàn; Nông hộ
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Cơ sở để xây dựng Dự án SXTN,
Số lượng công bố trong nước: 0
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
Không