Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

17/ĐKKQ-TTKHCN

Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị hoặc vùng nông thôn ứng dụng công nghệ EBB cải tiến

Viện Phát triển Công nghệ và Giáo dục

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tỉnh/ Thành phố

Trần Khánh Vân

Chế tạo máy công cụ

14/07/2021

17/ĐKKQ-TTKHCN

06/12/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Hiện nay, nước thải của hầu hết các nguồn khác nhau ở nông thôn đều không được xử lý hoặc xử lý không triệt để, tồn dư nhiều hợp chất vô cơ K+ , Na+ , Ca2+, Mg2+, Cl-,… đổ trực tiếp vào ao hồ, kênh mương, ruộng đồng, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Việc ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải ô nhiễm và chứa nhiều mầm bệnh đang là vấn đề rất cấp bách. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, với định hướng của sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh, Tiến sĩ Trần Khánh Vân và các cộng sự của Viện Phát triển Công nghệ và Giáo dục triển khai nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị hoặc vùng nông thôn ứng dụng công nghệ EBB cải tiến” thí điểm tại thôn Bất Phí (xã Nhân Hòa, Quế Võ). EBB (viết tắt của từ Eco Bio - Block) là một khối đệm chứa khoảng 20 vi sinh vật (vi khuẩn) có khả năng làm sạch, cải thiện chất lượng nước một cách hiệu quả thuộc bản quyền của Công ty TNHH Koyoh, Nhật Bản. Các khối lọc được tạo ra bằng cách trộn các vi sinh vật có lợi với zeolite (là một loại đá núi lửa có lỗ) và xi măng kiềm đặt vào nước nhằm tăng cường hoạt động của các vi sinh vật xử lý được nước thải, các nguồn nước bị ô nhiễm một cách có hiệu quả mà không gây ra bất kỳ một bất lợi nào cho hệ thực vật và động vật thủy sinh. EBB còn có tác dụng diệt ấu trùng muỗi, vi khuẩn Escherichia Coli và loại bỏ màu đen của nước thải. Kỹ thuật xử lý nước thải EBB được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc và nhiều nước khác. Trong thời gian 48 tháng (từ tháng 5-2017 đến tháng 4-2021), nhóm tác giả đề tài tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và chất lượng nước xả thải sinh hoạt khu vực đô thị và vùng nông thôn. Từ đó, xây dựng mô hình và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ EBB cải tiến; xây dựng sổ tay và hướng dẫn vận hành hệ thống cho nhà quản lý địa phương.
Mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ EBB cải tiến tại thôn Bất Phí - Xã Nhân Hòa - huyện Quế Võ hiện nay đã đi vào hoạt động với công suất 300m³/ngày đêm, đã xử lý được 60 - 70% lượng nước thải sinh hoạt của thôn. Với chi phí đầu tư xây dựng không lớn nhưng mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ EBB cải tiến trên địa bàn thôn Bất Phí bước đầu đã phát huy tác dụng. Nguồn nước sau khi được xử lý có thể sử dụng tưới các loại cây. Nước thải sau khi được xử lý có nhiều thông số đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 14:2008/BTNMT. Vì vậy, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ mang ý nghĩa thiết thực, đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm. Trong đó, phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học mở ra hướng tiếp cận tiềm năng đối với Bắc Ninh trong việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Mô hình thí điểm đáp ứng được một số tiêu chí về mặt kinh tế khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt như: Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị (tính theo suất đầu tư): chi phí xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác. Chi phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng trên một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa (tính theo VND/m³ nước thải): chi phí vận hành hệ thống xử lý bao gồm: chi phí điện, nước, hóa chất, nhân công. Chi phí bảo trì và sửa chữa công trình là chi phí dùng cho việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống (như thay thế phụ tùng, thiết bị trong bảo trì, bảo dưỡng,thay thế màng lọc/ vật liệu lọc nếu có).

Xử lý nước thải; Nước thải sinh hoạt; Công nghệ EBB; Khu đô thị; Vùng nông thôn

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Đào tạo 01 Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội