![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
- Phân tích và tối ưu khả năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức thu thập năng lượng
- Xây dựng hệ thống chuyển tự tự động văn bản chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về năng suất chất lượng trên báo chí và mạng xã hội năm 2019
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam
- Xây dựng mô hình nâng cao thu nhập của người dân thông qua liên kết ứng dụng đồng bộ các TBKT trong sx chế biến và tiêu thụ chè tại 3 xã xây dựng nông thôn mới Sơn Hùng (Thanh Sơn Phú Thọ); Phú Thịnh (Đại Từ Thái Nguyên); Tân Lập (Bắc Quang Hà Giang)
- Nghiên cứu nâng cao hiệu suất năng lượng của quá trình cắt gọt thông qua tối ưu hóa
- Xây dựng và phát sóng chương trình: Sở hữu trí tuệ và cuộc sống trên Đài truyền hình tỉnh Nam Định
- Đánh giá đặc điểm di truyền gen của người Việt Nam
- Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/sience.png)
![](https://nsti.vista.gov.vn/themes/default/images/iconluottrycap.jpg)
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
2015-02-077
Nghiên cứu xây dựng qui trình chẩn đoán virus gây bệnh lùn sọc đen ở Việt Nam bằng kỹ thuật sinh học phân tử
Viện di truyền nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
Trọng điểm và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020
PGS.TS. Phạm Xuân Hội
ThS. Nguyễn Duy Phương, ThS. Phạm Thu Hằng, ThS. Cao Lệ Quyên, CN. Nguyễn Hoàng Quang, KS. Phạm Thị Vân, ThS. Đỗ Thị Hạnh, TS. Hà Viết Cường, ThS. Trần Thị Như Hoa, ThS. Hà Giang
Công nghệ sinh học liên quan đến y học, y tế
09/2011
08/2014
05/12/2014
2015-02-077
06/02/2015
378
- Đề tài đã thu thập và bảo quản 251 mẫu bệnh ở các vùng trồng lúa khác nhau: (1) các tỉnh đồng bằng Bắc bộ (Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,...); (2) Hà nội và các tỉnh vùng ven (Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, ...); (3) Trung du và miền núi phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Điện Biên...); (4) Các tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...); (5) Các tỉnh Duyên Hải Miền trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nằng...). - Đề tài đã phân lập thành công 13 phân đoạn S7, S9 và S10 của 13 chủng virus SRBSDV từ các mẫu bệnh ở các vùng sinh thái khác nhau. Trình tự đầy đủ của các phân đoạn đã được nhân bản bằng phản ứng RT-PCR vói cặp mồi đặc hiệu đã thiết kế, dòng hóa vào vector nhân dòng và biến nạp vào tế bào E. coli.
- Đã giải trình tự đầy đủ ba phân đoạn S7, S9 và s 10 của 13 chủng virus SRBSDV đại diện cho 5 vùng trồng lúa khác nhau của Việt Nam. Các phân đoạn S7, S9 và S10 có độ dài đầy đủ lần lượt là 2177 bp, 1891 bp và 1798 bp, đã đưọc công bố trên ngân hàng gen thế giói. Kết quả phân tích và so sánh trình tự nucleotide cho thấy các chủng virus Việt Nam có mức độ tưong đồng nucleotide đạt 98-99% so với các chủng virus của Trung Quốc, chúng tỏ các chủng virus này đều xuất phát từ một quần thể virus duy nhất tại cùng một địa điểm và bắt đầu có xu hướng phân ly để hình thành nhóm mói. - Đã thiết kế được hai cặp mồi cho phép nhân bản đặc hiệu một đoạn trình tự bảo thủ dài 446 Nu trên phân đoạn S10 để dùng cho xét nghiệm chẩn đoán virus SRBSDV bằng RT-PCR. Cặp mồi có mức độ tương đồng 100% với trình tự nucleotide của các chủng virus SRBSDV SRBSDV Việt Nam và không tương đồng vói trình tự s 10 của virus RBSDV. - Đã tối ưu các yếu tố và điều kiện cho phản ứng RT-PCR chẩn đoán virus SRBSDV Việt Nam. - Đã thử nghiệm thành công quy trình chẩn đoán virus SRBSDV Việt Nam bằng RTPCR. Quy trình thử nghiệm trên 192 mẫu cho kết quả chính xác 100%. Ngoài ra quy trình xét nghiệm có thể phát hiện sự có mặt của virus trong những cây lúa chưa biểu hiện rõ triệu chứng bệnh.
- Đã lây nhiễm nhân tạo thành công virus SRBSDV Việt Nam bằng phương pháp sử dụng rầy lưng trắng làm trung gian. Cây lúa bị lây nhiễm nhân tạo có đầy đủ các biểu hiện đặc trưng của bệnh lúa lùn sọc đen và cho kết quả dương tính với xét nghiệm chẩn đoán bằng kỹ thuật RT- PCR.
- Đã phân lập và biểu hiện thành công protein vỏ virus SRBSDV Việt Nam và hai đoạn peptide bảo thủ có tính kháng nguyên cao để gây kháng thể đặc hiệu trên chuột.
- Đã tinh chiết thành công phân tử virus SRBSDV Việt Nam từ mẫu lúa bệnh để gây kháng thể đặc hiệu trên thỏ.
- Đã thử nghiệm thành công phoiong pháp xét nghiệm chẩn đoán virus SRBSDV bằng kĩ thuật ELISA, sử dụng hai loại kháng thể tinh khiết đã tạo được. Kháng thể tinh khiết có thể phát hiện chính xác sự có mặt của virus SRBSDV trong mẫu cây ngô, lúa và mẫu rầy nhiễm virus.
- Đã chuyển giao quy trình chẩn đoán bệnh lúa lùn sọc đen tại Việt Nam dựa trên kỹ thuật RT- PCR cho hai trung tâm bảo vệ thực vật và thử nghiệm chẩn đoán bệnh lùn sọc đen thành công. Kết quả thử nghiệm trên 252 mẫu cây bệnh và 20 mẫu cây khỏe cho kết quả chính xác 100%.
- Quy trình chẩn đoán bệnh lúa LSĐ dự a trên các kỹ thuật RT -PCR đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao và có thể áp dụng làm quy trình chẩn đoán cho các cơ quan Kiểm dịch thực vật, Viện, Trung tâm nghiên cứu, Cục BVTV, các Chi cục BVTV và các trường Đại học thuộc khối ngành Sinh học có liên quan đến cây lúa. - Phát hiện sớm, chính xác sự có mặt của virus là co- sở quan trọng đầu tiên để đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả giúp giảm thiểu sự mất mát cho ngOỊỜi nông dân. - Kết qủa nghiên cứu được công bố rộng rãi cho các cơ quan liên quan đến kiểm soát bệnh hại lúa nhu' Cục, các Chi cục bảo vệ thực vật, các troỊỜng Đại học Nông nghiệp và Lâm nghiệp, các đon vị sản xuất lúa. Các kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp trong việc ổn định sản xuất và bảo đảm an ninh lương thực, tăng dân trí và vị thế Quốc gia. - Kết quả nghiên cún phân lập và giải trình tự một số phân đoạn virus cũng sẽ là cơ sỏ' dữ liệu quan trọng đê nghiên cứu tính độc, nguy cơ phát sinh chủng mói phục vụ công tác dự tính dự báo đảm bảo tính bền vững trong Nông nghiệp.
Nghiên cứu; Xây dựng quy trình; Chẩn đoán; Virus gây bệnh; Lùn soc đen; Kỹ thuật; Sinh học phân tử
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học nông nghiệp,
Số lượng công bố trong nước: 4
Số lượng công bố quốc tế: 0
không
01 Thạc sỹ.