Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

ĐT-2017-40502-ĐL1

Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus 1758) tại Khánh Hòa

Trường Đại học Nha Trang

UBND Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh/ Thành phố

Vũ Trọng Đại

Khoa học nông nghiệp

+ Các đơn vị/tổ chức được ứng dụng kết quả nghiên cứu: Trạm Khuyến nông huyện Cam Lâm; Các trại sản xuất giống động vật thân mềm tại xã Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa + Công tác tập huấn, tuyên truyền nhân rộng kết quả đề tài: Năm 2020: tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy tại Huyện Cam Lâm và Thành phố Cam Ranh (25/06/2020), 40 người/lớp. Năm 2021: tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy tại Huyện Vạn Ninh (26/11/2021), 40 người/lớp + Ứng dụng quy trình vào trong hoạt động sản xuất của địa phương, cụ thể: + Năm 2020: số lượng xã trên địa bàn ứng dụng, diện tích canh tác; năng suất trung bình; hiệu quả kinh tế mang lại so với các giống truyền thống/diện tích: Tổng số lượng ốc nhảy giống đã sản xuất được là 800.000 con, giá trị 160.000.000đ, cung cấp cho các hộ dân nuôi thương phẩm tại Cam Ranh, Cam Lâm, Vạn Ninh, Ninh Hòa. Hình thức nuôi trong ao đất, nuôi ghép với ốc hương và cá mú. + Năm 2021: Tổng số lượng ốc nhảy giống đã sản xuất được là 500.000 con, giá trị 100.000.000đ, cung cấp cho các hộ dân nuôi thương phẩm tại Cam Lâm và Vạn Ninh. Hình thức nuôi trong ao đất, nuôi ghép với ốc hương và cá mú.
Tác động về mặt xã hội; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập: Tại huyện Vạn Ninh, một số ao đất người dân nuôi ốc hương trước kia kém hiệu quả và đang bỏ hoang. Khi chuyển sang nuôi thương phẩm ốc nhảy theo hình thức nuôi đơn và nuôi ghép với cá mú, cá chim thì mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dân. Sau 8 tháng nuôi, thu hoạch ốc nhảy cỡ 40 – 45 con/kg, giá bán tại ao 200.000 – 220.000đ/kg; Tại huyện Cam Lâm, một số hộ dân nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất đã thả nuôi ghép với ốc nhảy. Kết quả cho thấy cả ốc hương và ốc nhảy đều phát triển tốt, đặc biệt, ốc nhảy sử dụng thức ăn dư thừa của ốc hương, do đó môi trường ao nuôi ít ô nhiễm hơn, dẫn tới ốc hương ít xảy ra dịch bệnh hơn so với hình thức nuôi đơn ốc hương thông thường của người dân hiện nay.

ốc nhảy; Strombus canarium

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nông nghiệp,

Được ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

Không