- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn được hài hòa hóa trong khu vực ASEAN phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp cao su phù hợp với lộ trình tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC BLUEPRINT)
- Phát huy giá trị của tôn giáo nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức lối sống con người Việt Nam hiện nay
- Nghiên cứu sản xuất chế phẩm oligo-β-glucan bằng công nghệ bức xạ phục vụ nuôi tôm sạch chất lượng cao
- Tổng hợp hợp chất ba thành phần để phát triển hệ thống vận chuyển thuốc tới gan
- Mô hình hóa chuyển tải cacbon trong hệ thống sông Hồng: tác động của con người và biến đổi khí hậu
- Nhận dạng và điều khiển các hệ cơ phi tuyến đa biến MIMO ứng dụng mô hình nâng cao mờ / nơ-rôn MIMO NARX được tối ưu bằng các thuật toán tính toán mềm
- Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: Đặc điểm và những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách dân tộc
- Tương tác của các cấu trúc nano trong tổ hợp nano đa chức năng ứng dụng trong Y-Sinh
- Nghiên cứu đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch trên người của vắc xin viêm não Nhật Bản bất hoạt sản xuất trên tế bào vero tại Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vancomycin hydrochlorid công suất 1kg/mẻ
- Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ
ĐT ĐL.2011-T/7
2014-02-521/KQNC
Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ Sơn La Hòa Bình Thác Bà và Tuyên Quang trong mùa kiệt
Viện Quy hoạch Thủy lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quốc gia
TS. Bùi Nam Sách
Đào Ngọc Tuấn, GS.TS. Hà Văn Khối, TS. Ngô Lê An, ThS. Vũ Thị Kim Huệ, ThS. Nguyễn Thị Thu Nga, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, TS. Hoàng Thanh Tùng, ThS. Nguyễn Mạnh Toàn, KS. Nguyễn Thanh Hải
Kỹ thuật thuỷ lợi
03/2011
03/2014
16/05/2015
2014-02-521/KQNC
16/05/2014
Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
(1) Lần đầu tiên, đề tài dã lập dược quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, I lòa Bình. Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ mùa kiệt dựa trên những luận chứng có cơ sở khoa học. đảm bảo lợi ích hài hòa giữa cấp nước, phát điện và môi trường sinh thái vùng hạ du. Đây là nội dung khóa học quan trọng để các cơ quan có chức năng lập báo cáo trình Chính phú phê duyệt về Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ mùa kiệt.
(2) Trên cơ sở nghiên cứu theo định hướng vận hành hệ thống hồ chứa theo thời gian thực, đề tài đã đề xuất phương án vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thời kỳ lũ chính vụ và chế độ tích nước của các hồ chứa này trong thời kỳ chuyển tiếp lũ- kiệt, đảm bảo an toàn tích nước đầy hồ và vẫn đảm bảo an toàn chống lũ cho hạ du và công trình. Đây là cơ sở để lập quy trình vận hành cả năm cho hệ thống liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.
(3) Đề tài đã xây dựng được mô hình MOPHONG, là mô hình được sử dụng tính toán điều tiết hệ thống hồ chứa lợi dụng tổng hợp. Mô hình có khả năng sử dụng trong tính toán quy hoạch, vận hành hệ thống hồ chứa cấp nước phát điện và phòng lũ, lập biểu đồ điều phối cho hệ thống hồ chứa bậc thang. Chương trình tính toán có thể ứng dụng tính toán điều tiết cho hệ thống khoảng 20 hồ chứa có cấu trúc phức tạp. Mô hình đã được tính toán thử nghiệm cho hệ thống 4 hồ chứa bậc thang sông Đà và 5 hồ chứa trên sông Sê San. Nếu được đầu tư hoàn thiện sẽ có thể có ứng dụng không kém với những phần mềm thương mại của nước ngoài. Mô hình MOPHONG cung là công cụ chính sử dụng tính toán điều tiết cấp nước phát điện khi phân tích các kịch bản vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.
(4) Đề tài đã tiếp cận và thử nghiệm các phương pháp tối ưu hóa ứng dụng cho vận hành hệ thống hồ chứa Mô hình MOPHONG cũng là công cụ chính sử dụng tính toán điều tiết cấp nước phát điện khi phân tích các kịch bản vận hành hệ thống hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Đề tài đã khai thác thành công công nghệ GAMS cho bài toán vận hành tối ưu hệ thống hồ Sơn la, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang. Lần đầu tiên đã ứng dụng thành công phần mềm Crystal Ball (là phần mềm ứng dụng cho các bài toán kinh tế có tính năng phù hợp với vận hành hệ thống hồ chứa) cho vận hành tối ưu hồ chứa đơn phát điện và mở rộng khả năng ứng dụng cho hệ thống hồ chứa bậc thang. Kết quả nghiên cứu mặc dù còn có tồn tại cần đầu tư thêm nhưng đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực vận hành hệ thống hồ chứa chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là Bộ tài liệu bổ sung vào quy trình vận hành các hồ chứa đã có và sẽ xây dựng trong tương lai, sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình hồ chứa cho các sông khác trên lãnh thổ Việt Nam nhằm sử dụng hài hòa tài nguyên nguồn nước.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội: Đề tài đã bổ sung đủ hơn về nguyên tắc xây dựng quy trình vận hành hồ chứa để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá một cách kinh tế nhất, bền vững nhất cho cả hiện tại và tương lai giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách kinh doanh và các lãnh đạo có tầm nhìn toàn diện về khả năng cung ứng nước khi có quy trình vận hành hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của cac ngành dùng nước.
Nghiên cứu; Xây dựng; Quy trình vận hành; Hệ thống liên hồ; Mùa kiệt; Sơn La; Hòa Bình; Thác Bà; Tuyên Quang
Ứng dụng
Đề tài KH&CN
Khoa học kỹ thuật và công nghệ,
Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,
Số lượng công bố trong nước: 5
Số lượng công bố quốc tế: 0
Không
02 Nghiên cứu sinh