Các nhiệm vụ khác
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi sau xử lý biogas trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trung tâm tiết kiệm năng lượng và tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng

Cơ sở

ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh

ThS. Phạm Văn Thọ (Phó chủ nhiệm đề tài); Huỳnh Hoài Nam; Trần Quốc Vương; Hoàng Trung Hưng; Nguyễn Kinh Diễm Thúy; KS. Lê Ngọc Vương (Thư ký đề tài)

08/2017

11/2008

- Đề tài đã đánh giá được hiện trạng xử lý nước thải chăn nuôi đang được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó xác định các vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm các giải pháp về quản lý và kỹ thuật phù hợp với thực trạng chăn nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Dựa vào điều kiện thực tế về chăn nuôi như nguồn phát sinh nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải và tiêu chuẩn xả thải, đề tài đã đưa quy trình công nghệ xử lý nước thải sau biogas bằng bể lắng + công trình đất ướt được xem là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra.

DNG-2018-CS-104

- Quy mô, địa chỉ áp dụng: Dựa trên kết quả nghiên cứu, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài đã hoàn thiện quy trình xử lý sơ bộ chất thải chăn nuôi heo và áp dụng tại 02 địa điểm sau:

+ 01 Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi (số lượng heo nuôi từ 20-30 con, với lưu lượng xử lý tính toán Q=2,5 m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý gồm: 01 bồn biogas Composite D = 2,40 m, kết hợp công trình đất ướt) cho hộ ông Nguyễn Văn Thương, thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

+ 01 Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi (số lượng heo nuôi từ 100 – 120 con heo thịt, với lưu lượng nước thải tính toán là Q=12 m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý gồm: 03 bồn biogas Composite D = 2,40 m, 01 hồ sinh học và 01 công trình đất ướt cho Cơ sở xã hội Bầu Bàng thành phố Đà Nẵng – thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng – thuộc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố Đà Nẵng).

- Tính toán sơ bộ về giá trị kinh tế:

+ Theo tài liệu “Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia đình” (Tài liệu dùng để tập huấn cho kỹ thuật viên về khí sinh học” - Văn phòng dự án khí sinh học Trung ương-BPD/Cục chăn nuôi - DLP, khí sinh học có nhiệt trị từ 3.430 – 5.146 kcal/m3, nhiệt lượng hữu ích tương đương 0,96 lít dầu, 4,07kg củi, 6,10 kg rơm rạ. Như vậy, từ lượng khí sinh học thu hồi được trung bình khoảng 2 - 2,5 m3/ngày đêm có thể quy đổi tương đương với các nguồn nhiên liệu khác như sau:

Quy đổi lượng khí sinh học thu hồi được với các nguồn nhiêu liệu khác

Khí sinh học (m3)

Dầu hoả (lít)

Củi (kg)

Rơm rạ (kg)

2 – 2,5

1,92 – 2,40

8,1 – 10,2

12,2 – 15,3

+ Kết quả đo đạc thực tế cho thấy, đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thương chăn nuôi khoảng 20 con heo thịt, lượng khí biogas thu hồi được trung bình khoảng 2 - 2,5 m3/ngày đêm. Như vậy lượng khí sinh học thu hồi được từ việc xử lý chất thải chăn nuôi của khoảng 20 con heo thịt qua bồn biogas Composite đủ cung cấp cho việc đun nấu sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra còn có thể đun nấu thức ăn cho gia súc. Từ đó, giúp các hộ gia đình tiết kiệm được khoảng 200.000 - 300.000 đồng tiền mua củi, gas công nghiệp để phục vụ đun nấu sinh hoạt trong gia đình. Đối với cơ sở Bàu Bàng với lượng heo nuôi từ 100 – 120 con heo thịt hàng tháng có thể tiết kiệm từ 800.000-1.000.000 đồng tiền mua củi, gas công nghiệp.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi đã mang lại những hiệu quả tích cực về mặt xã hội, môi trường. Chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý, không còn gây mùi hôi thối đến các người dân xung quanh, từ đó giúp đơn vị thụ hưởng yên tâm chăn nuôi. Đồng thời lượng khí biogas thu hồi được đã giúp đơn vị thụ hưởng tiết kiệm đáng kể chi phí mua gas công nghiệp, củi để đun nấu, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cơ sở. Việc nhân rộng mô hình sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường.

- Hiệu quả về mặt xã hội.

Kỹ thuật môi trường; Quy trình công nghệ; Công nghệ xử lý; Bể lắng; Công nghệ đất ướt; Đất ngập nước; Công nghệ vi sinh; Công trình kỵ khí; Công trình đất ướt; Xử lý nước thải; Nước thải chăn nuôi; Công nghệ khí sinh học; Hầm biogas; Kinh tế năng lượng

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học kỹ thuật và công nghệ,

Được ứng dụng giải quyết vấn đề thực tế,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không có.

Không có.