liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  13079543
  • Ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

I3.1-2012.13

2017-62-097

Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Quốc gia

PGS.TS. Trần Hữu Quang

Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Nghị, GS.TS. Ngô Vĩnh Long, TS. Phan Văn Dốp, ThS. Nguyễn Đặng Minh Thảo, ThS. Hoàng Thị Thu Huyền

Khoa học nông nghiệp khác

06/01/2017

2017-62-097

20/01/2017

Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia

Cái mới của đề tài này là đi vào khảo sát và nghiên cứu ở cấp độ vi mô của nông hộ để từ đó tiến hành phân tích và nhận diện ra những mô thức ứng xử kinh tế khác nhau cũng như những xu hướng diễn biến của những mô thức này nơi các tầng lớp nông hộ khác nhau ở cấp độ vĩ mô. Cái mới thứ hai là khảo sát các ứng xử kinh tế của nông hộ chủ yếu dưới góc độ xã hội học và phần nào đó kết hợp với góc độ nhân học và góc độ kinh tế học, nhằm tìm ra những mối quan hệ phức hợp và những động năng đa diện nằm bên dưới các thái độ và ứng xử của người nông dân và nông hộ trong môi trường kinh tế-xã hội và văn hóa-xã hội của các cộng đồng làng xã.
13287
Hiệu quả kinh tế Xét về mặt chiến lược phát triển, chúng tôi cho rằng cần xác lập quan điểm coi những nông dân có năng lực sản xuất và có ý chí đầu tư chính là một trong những nhân vật trung tâm đóng vai trò động lực cho tương lai kinh tế của vùng châu thổ sông Cửu Long. Đề tài góp phần bồi dưỡng năng lực nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế của vùng châu thổ sông Cửu Long nói riêng. Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cả về lý thuyết và thực tiễn để giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước xây dựng được một hệ thống chính sách và giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế vùng châu thổ sông Cửu Long hiện nay. Hiệu quả xã hội Sự kết hợp giữa lối tiếp cận cấu trúc với lối tiếp cận văn hóa trong khuôn khổ đề tài này sẽ giúp cho việc phân tích vượt qua được những định kiến xã hội tồn tại lâu nay về người nông dân Nam bộ nhằm đưa ra được những nhận định xác thực hơn, đáng tin cậy hơn, đồng thời từ đó tiến đến chỗ xây dựng được một khuôn khổ lý thuyết để lý giải các đặc trưng ứng xử kinh tế của người nông dân và nông hộ vùng châu thổ sông Cửu Long.

Nông nghiệp; Kinh tế; Nông thôn; Châu thổ sông Cửu Long

Ứng dụng

Đề tài KH&CN

Khoa học nhân văn,

Cơ sở để hình thành Đề án KH,

Số lượng công bố trong nước: 0

Số lượng công bố quốc tế: 0

Không

01 Thạc sĩ, 03 Tiến sĩ